Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Kinh nghiệm mua laptop cũ

Cái này nói trên các diễn đàn nhiều rồi. cũng thấy nhiều bạn hỏi mà thực sự là mình thấy chưa thỏa đáng. Có chút kinh nghiệm nói thêm để các Bạn tham khảo, đây là kinh nghiệm thực tế nên có gì sai sót mong các bạn chém nhẹ tay, những cái đã có trên các diễn đàn khác mình sẽ không nói lại nữa! cái này sẽ không đủ để bạn tự tin đi mua 1 cái máy cũ nhưng ít nhiều hi vọng sẽ bổ sung vào những kiến thức bạn lượm lặt được!

   - Đầu tiên là cái câu muôn thủa: Mua máy tại nhà, đừng mua ngoài quán nước nhá! :)

   - Kiểm tra bề ngoài: Máy mà bề ngoài xấu xí, xước sát, méo mó thì chắc chắn chũ nhân cũ là 1 người cẩu thả, không chừng va chạm bên ngoài đã làm ảnh hưởng tới thiết bị bên trong, Có thể là 1 số thiết bị đã sắp hỏng bởi va đập do sự bất cẩn của chủ nhân cũ. 

    Dùng tay miết nhẹ vào các mép như mép bàn phím với vỏ, các mảng nhựa nối với nhau xem sao. Đừng có vội tin vào " Máy nguyên tem" nhá. Cái này làm giả dễ lắm, tem bảo hành có thể bóc và dán lại dễ dàng bằng cách hơ nóng rồi dùng dao lam cạy ra. Một khi máy đã bị mở thì chắc chắn sẽ dấu vỡ, không khít giữa các mảng nhựa, bởi nguyên tắc tháo máy là phải dùng tuốc vít hoặc móng tay cạy ra, vì thế kiểu gì cũng để lại dấu mở máy. Nếu chỉ mở tấm nhựa chỗ RAM với HDD thì không sao chứ mở cả tấm nhựa để xem main thì không cẩn thận máy đã bị "đục" rồi. không khéo lại tiền mất tật mang, nếu đã mở thì đó sẽ là cái cớ để Bạn xem xét lại giá cả, thêm 1 chút là "Máy xách tay" giả cũng từ đây mà ra khi lỡ mở rồi nên bóc sạch tem.


   - Kiểm tra màn hình: Khởi động máy, nhanh mắt nhìn vào màn hình từ lúc khởi động tới lúc khởi động xong ở nhiều góc nhìn để phát hiện xem màn hình có bị làm sao không? Như điểm chết, điểm loang trắng, dấu vết va chạm....

      Khi máy khởi động xong thì gập lên gập xuống và để ý xem màn hình có bị nháy không? Nhiều máy cáp màn hình lỏng hay sắp hỏng thì màn sẽ bị nháy nhẹ nặng tùy mức độ khi ta gập lên xuống màn hình. Nếu không vấn đề gì thì để cố định màn hình rồi nhìn tập trung vào màn hình xe màn có bị nháy không? Màn có nét không? mở vài ảnh có chất lượng HD xem để đánh giá chất lượng màn hình.


   - Kiểm tra máy có đầy đủ các cổng cần thiết cho nhu cầu sử dụng không? như cổng USB, HDMI, VGA.... Kiểm tra khả năng kết nối của các cổng nếu có thể.

   -Mở nhiều chương trình nặng xem máy có giật không? Chạy 1 lát xem có vấn đề gì không? Nếu RAM kém thì có thể bạn sẽ gặp sự cố "Màn hình xanh" ngay.


   - Kiểm tra nhiệt độ của máy khi chạy ứng dụng:  Chắc  chắn bạn không thể lúc nào cũng mang đế tản nhiệt theo khi dùng máy. Bạn có thể dùng phần mềm Batery Care để xem nhiệt độ máy. Về lý thuyết thì HDD phải luôn dưới 50 độ và CPU dưới 60 độ dù có mở nhiều phần mềm nặng. Máy chạy thì bình thường sẽ phải dao động trong khoảng từ 35-45 độ với HDD và 40- 50 độ với CPU ( Áp dụng với máy không có card màn hình rời). mát hơn càng tốt. Nếu máy tính quá nóng thì bạn phải xem đó là nguyên nhân gì? Máy quá nhiều bụi bẩn hay hệ thống tản nhiệt kém để có sự quyết định. Nếu máy quá nóng thì kéo theo đó sẽ là rất nhiều hệ lụy tiêu cực như ổ cứng sẽ rất nhanh bad, hỏng card màn hình rời....



   - Kiểm tra pin: đừng vội quan tâm pin mấy tiếng. Bạn tháo pin ra khỏi máy, xem các mép như với xem máy xem đã bị mở pin chưa? Các con tem trên pin là tem bảo hành hay tem của hãng? Nếu là pin đã mở thì chắc chắn 1 điều là pin đã bị làm lại. Cho dù có chạy được 3 hay 4 tiếng thì cũng chỉ được 1 thời gian ngắn và sau đó sẽ nhanh chóng bị chai và giảm thời gian dùng pin.



   - Kiểm tra các bản lề máy: Bạn gập máy lại, thử bóp nhẹ chỗ bản lề xem bản lề có lỏng không? Thử bóp nhẹ ngoài vỏ máy xem máy có chắc chắn không? Nếu máy gập lên gập xuống mà nhẹ tay thì có thể cái bản lề ấy yếu, tùy mức đọ mà có thể sau này nó sẽ gây ra sự phiền toái khi sử dụng máy đấy!



   - Kiểm tra ổ cứng và RAM: cái này yêu cầu bạn phải có thêm chút kiếm thức công nghệ. Dùng đĩa Hiren's Boot , có nhiều chương trình để có thể kiểm tra, chẳng hạn như bạn sẽ dùng chương trình Victoria, test xem ổ cứng có bị Bad nhiều không? Tốc độ đọc ghi có cao nữa không? Thông thường tốc độ đọc ghi trên 3000 là có thể chấp nhận được! Dùng 1 chương trình phân vùng ổ đĩa như Acronis và kiểm tra xem có "đoạn" nào đã bị bad và được chủ nhân trước của nó "cắt" bớt đi không? 

      Dùng CPU Z kiểm tra RAM xem số lượng RAM, Bus, dung lượng. Laptop hiện nay thông thường là 1 thanh 2Gb ( trừ Vaio chủ yếu 4Gb), Nếu có 2Gb mà có những 2 thanh thì chắc 99% máy bạn đã bị "độ" RAM. Xem khả năng nâng cấp RAM, Có 1 số dòng máy bạn sẽ không thể dùng CPU Z để kiểm tra dung lượng, Bus RAM thì đó là những dòng máy có RAM gắn luôn trên main.


   - Cuối cùng là bảo hành: Thông thường là bạn sẽ được bảo hành phần cứng 1 tháng, phần mềm trọn đời. Nhưng bạn cũng nên yêu cầu bao test máy mấy ngày đó. như 3- 7 ngày gì đó, trong thời gian test có bất kỳ điều gì "tệ hại" thì bạn sẽ trả máy mà không bảo hành sửa.



- Còn 1 số vấn đề liên quan đến chọn cấu hình, thông số phần cứng như thế nào cho hợp lý thì rất dài dòng và trên mảng tản mạn cũng có nên mình không nói ở đây. Những cái đó nếu ai có nhu cầu lựa chọn thì cm mình sẽ hướng dẫn cụ thể. Bài viết chỉ là nếu ra 1 số kinh nghiệm thôi và không có ý "Dìm hàng" bất kỳ ai! Mua máy tính cũ cũng có cái hay của nó nhưng mua được 1 cái máy tốt thì không phải ai cũng có khả năng! Hi vọng bài viết sẽ ít nhiều bổ ích cho những ai đã, đang và sẽ có ý định mua máy tính!
Chúc các Bạn có những trải nghiệm thú vị và nhớ ghi rõ nguồn khi copy bài!
Mọi góp ý , thắc mắc xin để lại comments bên dưới! Mình sẽ giải đáp tất cả cùng các Bạn!
Tác giả: Ngọc Hiệp. Bài viết bản quyền của Blog http://ittxq.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét