Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Ổ cứng SSD và những điều nên biết


    



      Được quảng cáo tương đối rầm rộ cách đây không lâu, một loại ổ cứng mới được phát hành có tốc độ đọc ghi đáng kinh ngạc với cái tên Solid State Drive hay tạm dịch là “ổ cứng thể rắn”. Sau đây là 1 số các thông tin về ổ SSD, sự so sánh SSD với HDD và cách mua, sử dụng SSD đúng cách.

Ổ cứng thể rắn là gì ?





     Đây thực chất không phải là công nghệ mới mẻ gì. Về cơ bản, SSD đã xuất hiện từ thời kì sơ khai của máy tính, tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau mà điển hình là RAM máy tính. Nhưng vì giá thành cho mỗi GB dung lượng quá cao, và tốc độ đọc ghi dữ liệu trên đĩa cứng vẫn chưa bị giới hạn bởi tốc độ động cơ nên nó không được quan tâm tới việc thay thế cho ổ cứng cơ học thông thường. 

     Mãi đến những năm 90, các loại chip nhớ Flash mới xuất hiện với sản phẩm đầu tiên là ổ đĩa USB thông dụng ngày nay. Nhưng vào thời kỳ đó, giá thành sản xuất chip nhớ Flash vẫn còn quá đắt so với dung lượng mà nó mang lại. Bởi thế mà công nghệ này vẫn chưa thể sử dụng thay thế cho ổ cứng truyền thống.

     Trong những năm đầu của thế kỉ 21, giá của bộ nhớ Flash liên tục giảm mạnh. Cùng với sự giới hạn về tốc độ quay của các ổ đĩa đời cũ, việc này đã thúc đẩy các nhà sản xuất nghĩ đến việc làm ra một chiếc ổ cứng sử dụng các chip nhớ Flash với mục đích chính là phá bỏ giới hạn về tốc độ đọc ghi của ổ cứng truyền thống.


     Và sau nhiều năm phát triển, ổ cứng thể rắn đã bắt đầu được phổ biến trong các máy tính cá nhân thông thường, ở mức giá chấp nhận được.



So sánh SSD và HDD


Để có thể hiểu sâu hơn về SSD, chúng ta hãy tiến hành so sánh nó với các ổ cứng truyền thống sử dụng động cơ quay đĩa.
  •     Thời gian khởi động ổ đĩa: Ổ đĩa cơ truyền thống sử dụng các động cơ cơ học để quay các đĩa từ. Vì thế, khi có lệnh khởi động, ổ đĩa cơ sẽ phải mất từ 1 - 3 giây để khởi động động cơ này. Khi khởi động, bạn sẽ nghe tiếng lạch cạch nhỏ phát ra từ ổ đĩa. Trong khi đó, ổ đĩa thể rắn hoàn toàn sử dụng các chip nhớ, không có thành phần chuyển động nên sẽ không có khoảng thời gian khởi động ổ đĩa. Chỉ cần cấp điện là bạn lập tức có thể truy cập dữ liệu trên các chip nhớ.
  •     Thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ: Ổ SSD có tốc độ đọc ghi nhanh hơn từ 80 -100 lần so với HDD thông thường (trên lý thuyết), bởi đơn giản ổ SSD không bị giới hạn cơ chế quay đĩa và nhặt dữ liệu bằng cơ khí như ổ HDD. Vì thế, SSD có thể truy cập đến bất cứ vị trí nào trên ổ mà không có độ trễ. Ổ cứng truyền thống sẽ phải mất một chút thời gian để đầu đọc di chuyển để nhặt dữ liệu trên mặt đĩa.

  •     Độ ồn: Các ổ cứng thể rắn hoàn toàn im lặng do không hề có chuyển động nào bên trong.

  •    Độ tin cậy: Các lỗi gây hỏng đĩa cứng ở HDD chủ yếu do các đĩa từ quay với tốc độ quá cao nên khi có tác động bên ngoài, như rung động máy tính, đầu đọc sẽ va chạm với mặt đĩa gây ra 1 vết xước trên bề mặt, từ đó sinh ra 1 bad sector. Cũng vì SSD không có chuyển động, nên vấn đề mất dữ liệu khi ổ đĩa bị rung động là không có, nhưng đổi lại chip nhớ Flash lại có nhược điểm cố hữu riêng.

  •    Giống như 1 chiếc USB, nếu để ý kĩ vào thông số kĩ thuật khi mua, bạn sẽ thấy có một mục là số lần ghi dữ liệu. Mỗi chip nhớ Flash có số lần ghi dữ liệu xác định gọi là Write cycles (tạm dịch là chu kỳ ghi). Mỗi khi dữ liệu được chép vào và xóa đi khỏi chip nhớ là bạn đã mất 1 chu kì. Số chu kỳ ghi này trên mỗi chip nhớ là xác định nên bạn cũng có thể coi thông số này chính là tuổi thọ của ổ cứng thể rắn (các ổ SSD ngày nay thường có số chu kỳ ghi đủ để đảm bảo dữ liệu của bạn không bị hư hại gì trong vòng 5 năm).




Sau khi sử dụng hết chu kì ghi dữ liệu của mình, dữ liệu nằm trên Chip nhớ này sẽ chuyển sang dạngRead - only (chỉ đọc) giống như với đĩa CD thông thường, nghĩa là bạn sẽ không thể thay đổi dữ liệu trên Chip nhớ này chứ dữ liệu không mất đi hay hỏng giống như ổ HDD gặp Bad sector. Khi đó, máy tính sẽ tiến hành sao chép phần dữ liệu này sang các chip nhớ khác còn hoạt động tốt và vô hiệu hóa chip nhớ đã “hết hạn” và bạn lại có thể sử dụng dữ liệu bình thường, nhưng dung lượng ổ cứng của bạn sẽ bị giảm đi. Vì thế, độ tin cậy của SSD rõ ràng cao hơn hẳn HDD truyền thống.
  • Điện năng tiêu thụ: SSD tiêu thụ điện ít hơn ổ HDD từ 30 - 60 % năng lượng, tiết kiệm từ 6 – 10 Watts cho bạn.
  • Giá thành: Tất nhiên, với rất nhiều lợi thế ở trên thì rõ ràng giá thành của 1 ổ SSD không thể rẻ hơn 1 ổ HDD được. Giá thành của 1 ổ SSD có thể gấp từ 5 - 10 lần 1 ổ cứng HDD truyền thống. Vì vậy, hãy cân nhắc về nhu cầu trước khi có ý định mua SSD.


Chọn mua ổ SSD Cần lưu ý những điểm sau:


  •  Chọn mua loại ổ có dung lượng lưu trữ lớn nhất theo tình hình tài chính của bạn. Bạn sẽ nhận được hiệu suất tốt hơn, tỷ lệ thuận với dung lượng.
  •   Chọn loại ổ bền và tốc độ ổn định. Về cơ bản SSD có 3 loại chính:



            + Loại sử dụng NAND Single Layer Cell (SLC) có tốc độ không quá cao nhưng rất bền, ghi xóa được 100.000 lần.



          + Loại sử dụng NAND Multi Layer Cell (MLC) có tốc độ cao nhưng độ bền thì kém hơn SLC tới 10 lần (chu kỳ P/E chỉ đạt tối đa 10.000 lần). Nhờ giá thành rẻ hơn cả nên MLC đang là loại SSD phổ biến nhất hiện nay.



             + Loại sử dụng NAND Triple Layer Cell (TLC). Loại này có tốc độ cao nhưng lại kém bền nhất, chỉ đạt tối đa 1000 lần ghi xóa, tức kém hơn loại SLC cả trăm lần. Sản phẩm dùng SLC hiện nay có Samsung 840 nhưng không được nhiều người ưa chuộng.

- Nếu bạn đang chạy một hệ điều hành mà không hỗ trợ TRIM, hãy kiểm tra các bản cập nhật từ nhà sản xuất.

  •  Sử dụng ổ SSD để chạy hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. Việc lưu trữ phim, nhạc và các dữ liệu khác nên đặt trên ổ cứng cơ học HDD nhằm hạn chế chu kỳ ghi xóa.


Cuối cùng là cách sử dụng ổ SSD hợp lý nhất:

  • Thao tác giảm phân mảnh (defragment)
     Bạn không nên giảm phân mảnh cho ổ cứng SSD, các vùng lưu trữ trên ổ đĩaSSD có một số hạn chế về ghi dữ liệu so với ổ đĩa HDD. Việc chống phân mảnh sẽ dẫn đến việc ghi nhiều dữ liệu lên đĩa cứng để di chuyển các tập tin bị phân mảnh, vô tình làm giảm tuổi thọ của nó.



     Hơn nữa bạn sẽ không thấy bất kỳ sự cỉa thiện tốc độ nào từ việc chống phân mảnh. Trên một ổ cứng HDD, chống phân mảnh là thao tác nên làm để tránh việc đầu đọc của ổ đĩa phải di chuyển trên đĩa từ để đọc dữ liệu. Nếu dữ liệu của một tập tin bị phân chia ra nhiều nơi, đầu đọc sẽ phải di chuyển xung quanh để đọc tất cả các mảnh nhỏ của tập tin, gây mất nhiều thời gian đọc dữ liệu từ một vị trí trên ổ đĩa.



Trên ổ đĩa SSD thì không có chuyển động cơ học, do đó nó có thể đọc được dữ liệu nằm ở bất lì vị trí nào trên vùng nhớ với tốc độ như nhau. Ổ cứng SSD được thiết kế để dàn dữ liệu lên vùng nhớ chứ không phải là một khu vực như ổ đĩa HDD.

  •  Không wipe hoặc ghi đè dữ liệu


     Nếu đang sử dụng một hệ điều hành hỗ trợ TRIM như Windows 7, Mac OS X 10.6.8, hoặc một bản phân phối Linux phát hành trong vòng ba hoặc bốn năm qua (Linux có kernel 2.6.28 trở lên), bạn không cần phải ghi đè hoặc wipe ổ cứng SSD để xóa dữ liệu. Điều này rất quan trọng khi bạn muốn xóa triệt để dữ liệu trên ổ cứng HDD, bởi các tập tin bị xóa trên ổ đĩa này không thực sự xóa ngay lập tức. Các vùng nhớ của nó tuy được đánh dấu là bị xóa, nhưng chỉ thực sự bị xóa khi chúng bị ghi đè, nếu không, dữ liệu vẫn có thể được khôi phục bằng một công cụ nào đó nhưEaseUS Data Recovery Wizard Pro chẳng hạn.

     Trên hệ điều hành có hỗ trợ TRIM, các tập tin sẽ bị xóa ngay lập tức. Khi bạn thực hiện xóa một tập tin trong hệ điều hành, nó sẽ thông báo cho ổ cứng SSD biết rằng các tập tin đã bị xóa với lệnh TRIM, và vùng nhớ của nó ngay lập tức sẽ bị xóa. Dữ liệu của bạn sẽ bị xóa triệt để và không thể phục hồi.

     TRIM đã được hỗ trự trên tất cả các ổ đĩa SSD ngày nay, ngoại trừ những dòng ra đời ở thế hệ đầu tiên.
  •   Không sử dụng Windows XP, Windows Vista, hoặc vô hiệu hóa TRIM trên ổ cứng SSD

     Nếu máy tính của bạn đang sử dụng một ổ cứng SSD, bạn nên sử dụng nó trên một hệ điều hành hiện đại, nghĩa là bạn không nên sử dụng Windows XP, Vista. Cả hai hệ điều hành cũ này khô hỗ trợ các tập lệnh TRIM, khi bạn xóa một tập tin trên ổ cứng, hệ điều hành không thể gửi lệnh TRIM vào ổ đĩa, do đó dữ liệu của tập tin sẽ được giữ trong các vùng nhớ trên ổ đĩa.

     Ngoài việc cho phép phục hồi dữ liệu, việc vô hiệu hóa lệnh TRIM sẽ làm chậm việc đọc ghi sữ liệu trên ổ cứng SSD. Khi hệ điều hành cố gắng để ghi một tập tin mới trên một vùng trống, các vùng nhớ phải được xóa hoàn toàn, sau đó mới ghi dữ liệu vào. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất của ổ đĩa. Đây cũng là lý do tại sao bận khong nên vô hiệu hóa TRIM vốn được kích hoạt mặc điịnh trên Windows 7 và các hệ điều hành hiện đại khác.
  •  Không sử dụng hết không gian của ổ cứng SSD
     Bạn nên để lại một khaonr không gian trống trên ổ cứng SSD, hoặc phải chấp nhận hiệu suất ghi dữ liệu sụt giảm đáng kể. Khi ổ đĩa SSD có nhiều không gian trống, nó có rất nhiều khối rỗng, nhờ đó khi lưu trữ một tập tin, nó sẽ ghi dữ liệu của tập tin đó vào các khối rỗng này.

     Khi ổ đĩa SSD còn ít không gian lưu trữ, sẽ có một lượng lớn những khối đã đầy một phần. Khi bạn lưu một tập tin, ổ cứng SSD sẽ phải đưa các khối đầy một phần vào bộ nhớ cache của nó, sử đổi các khối này với các dữ liệu mới thanh một khối đày và sau đó ghi trở lại vào ổ cứng.

     Nói cách khác việc ghi dữ liệu vào một khối trống là khá nhanh, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn nếu ghi dữ liệu vào khối đày một phần. Theo một kết quả kiểm tra, Anandtech khuyên bạn chỉ nên sử dụng khoảng 75% dung lượng lưu trữ của ổ cứng SSD nếu muốn có một sự cân bằng tốt nhất giữa hiệu suất hoạt động và khả năng lưu trữ. Bạn cần chừa lại 25% dung lượng trống của ổ đĩa và dễ dàng nhận thấy hiệu suất ghi dữ liệu bắt đầu chậm lại khi sử dụng quá 75% dung lượng lưu trữ.
  •  Không ghi dữ liệu liên tục

     Để tăng tuổi thọ cho ổ cứng SSD, bạn nên cố gắng giảm thiểu việc ghi dữ liệu cho ổ đĩa càng nhiều càng tốt. Ví dụ bạn có thể làm điều này bằng cách tinh chỉnh các thiết lập cho những ứng dụng để chúng ghi các tập tin tạm thời hoặc các bản ghi của chúng ở một nơi khác, chẳng hạn như một ổ đĩa cứng HDD gắn thêm vào trong máy tính.

     Tinh chỉnh các thiết lập cho ứng dụng là một thao tác dễ thực hiện. Tuy nhiên, bạn nên ghi nhớ điều quan trọng là không chạy các ứng dụng luôn phát sinh các tập tin tạm thời liên tục trên ổ đĩa SSD. Nếu thường xuyên phải sử dụng các ứng dụng loại này, bạn nên cài đặt ứng dụng đó trên một ổ cứng HDD.
  •   Không lưu trữ các tập tin lớn và ít truy cập thường xuyên
     Ổ cứng SSD thường có dung lượng nhỏ và đắt tiền hơn nhiều so với ổ cứng cơ học. Tuy nhiên chúng có ưu điểm là tiêu thị ít điện năng, ít tiến ồn và tốc độ đọc ghi dữ liệu cao.

     Dữ liệu lý tưởng để lưu trữ trên ổ đĩa SSD của bạn bao gồm các tập tin hệ điều hành, các chương trình, trò chơi, các tập tin cần phải được truy cập thường xuyên và nhanh chóng. Vì thế sẽ không hợp lý nếu bạn muốn lưu trữ bộ sưu tập đa phương tiện (phim, ảnh, nhạc…) trên một ổ cứng SSD, bởi lúc này, tốc độ truy xuất là không cần thiết và chúng sẽ chiếm dụng nhiều không gian lưu trữ. Nếu không có đủ không gian trên ổ đĩa SSD, bạn nên lưu trữ những bộ sưu tập đa phương tiện trên một ổ đĩa cứng cơ học. Nếu sử dụng máy tính xách tay, bạn nên trang bị thêm một ổ đĩa di động để lưu các tập tin giải trí vào đó. Ngày nay ổ cứng HDD vẫn còn hữu dụng bởi nó cung cấp khả năng lưu trữ lớn với chi phí thấp hơn nhiều so với ổ cứng SSD.

....................................................................................Nguồn: Tổng hợp và chỉnh sửa bởi Ngọc Hiệp.

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Kinh nghiệm mua laptop cũ

Cái này nói trên các diễn đàn nhiều rồi. cũng thấy nhiều bạn hỏi mà thực sự là mình thấy chưa thỏa đáng. Có chút kinh nghiệm nói thêm để các Bạn tham khảo, đây là kinh nghiệm thực tế nên có gì sai sót mong các bạn chém nhẹ tay, những cái đã có trên các diễn đàn khác mình sẽ không nói lại nữa! cái này sẽ không đủ để bạn tự tin đi mua 1 cái máy cũ nhưng ít nhiều hi vọng sẽ bổ sung vào những kiến thức bạn lượm lặt được!

   - Đầu tiên là cái câu muôn thủa: Mua máy tại nhà, đừng mua ngoài quán nước nhá! :)

   - Kiểm tra bề ngoài: Máy mà bề ngoài xấu xí, xước sát, méo mó thì chắc chắn chũ nhân cũ là 1 người cẩu thả, không chừng va chạm bên ngoài đã làm ảnh hưởng tới thiết bị bên trong, Có thể là 1 số thiết bị đã sắp hỏng bởi va đập do sự bất cẩn của chủ nhân cũ. 

    Dùng tay miết nhẹ vào các mép như mép bàn phím với vỏ, các mảng nhựa nối với nhau xem sao. Đừng có vội tin vào " Máy nguyên tem" nhá. Cái này làm giả dễ lắm, tem bảo hành có thể bóc và dán lại dễ dàng bằng cách hơ nóng rồi dùng dao lam cạy ra. Một khi máy đã bị mở thì chắc chắn sẽ dấu vỡ, không khít giữa các mảng nhựa, bởi nguyên tắc tháo máy là phải dùng tuốc vít hoặc móng tay cạy ra, vì thế kiểu gì cũng để lại dấu mở máy. Nếu chỉ mở tấm nhựa chỗ RAM với HDD thì không sao chứ mở cả tấm nhựa để xem main thì không cẩn thận máy đã bị "đục" rồi. không khéo lại tiền mất tật mang, nếu đã mở thì đó sẽ là cái cớ để Bạn xem xét lại giá cả, thêm 1 chút là "Máy xách tay" giả cũng từ đây mà ra khi lỡ mở rồi nên bóc sạch tem.


   - Kiểm tra màn hình: Khởi động máy, nhanh mắt nhìn vào màn hình từ lúc khởi động tới lúc khởi động xong ở nhiều góc nhìn để phát hiện xem màn hình có bị làm sao không? Như điểm chết, điểm loang trắng, dấu vết va chạm....

      Khi máy khởi động xong thì gập lên gập xuống và để ý xem màn hình có bị nháy không? Nhiều máy cáp màn hình lỏng hay sắp hỏng thì màn sẽ bị nháy nhẹ nặng tùy mức độ khi ta gập lên xuống màn hình. Nếu không vấn đề gì thì để cố định màn hình rồi nhìn tập trung vào màn hình xe màn có bị nháy không? Màn có nét không? mở vài ảnh có chất lượng HD xem để đánh giá chất lượng màn hình.


   - Kiểm tra máy có đầy đủ các cổng cần thiết cho nhu cầu sử dụng không? như cổng USB, HDMI, VGA.... Kiểm tra khả năng kết nối của các cổng nếu có thể.

   -Mở nhiều chương trình nặng xem máy có giật không? Chạy 1 lát xem có vấn đề gì không? Nếu RAM kém thì có thể bạn sẽ gặp sự cố "Màn hình xanh" ngay.


   - Kiểm tra nhiệt độ của máy khi chạy ứng dụng:  Chắc  chắn bạn không thể lúc nào cũng mang đế tản nhiệt theo khi dùng máy. Bạn có thể dùng phần mềm Batery Care để xem nhiệt độ máy. Về lý thuyết thì HDD phải luôn dưới 50 độ và CPU dưới 60 độ dù có mở nhiều phần mềm nặng. Máy chạy thì bình thường sẽ phải dao động trong khoảng từ 35-45 độ với HDD và 40- 50 độ với CPU ( Áp dụng với máy không có card màn hình rời). mát hơn càng tốt. Nếu máy tính quá nóng thì bạn phải xem đó là nguyên nhân gì? Máy quá nhiều bụi bẩn hay hệ thống tản nhiệt kém để có sự quyết định. Nếu máy quá nóng thì kéo theo đó sẽ là rất nhiều hệ lụy tiêu cực như ổ cứng sẽ rất nhanh bad, hỏng card màn hình rời....



   - Kiểm tra pin: đừng vội quan tâm pin mấy tiếng. Bạn tháo pin ra khỏi máy, xem các mép như với xem máy xem đã bị mở pin chưa? Các con tem trên pin là tem bảo hành hay tem của hãng? Nếu là pin đã mở thì chắc chắn 1 điều là pin đã bị làm lại. Cho dù có chạy được 3 hay 4 tiếng thì cũng chỉ được 1 thời gian ngắn và sau đó sẽ nhanh chóng bị chai và giảm thời gian dùng pin.



   - Kiểm tra các bản lề máy: Bạn gập máy lại, thử bóp nhẹ chỗ bản lề xem bản lề có lỏng không? Thử bóp nhẹ ngoài vỏ máy xem máy có chắc chắn không? Nếu máy gập lên gập xuống mà nhẹ tay thì có thể cái bản lề ấy yếu, tùy mức đọ mà có thể sau này nó sẽ gây ra sự phiền toái khi sử dụng máy đấy!



   - Kiểm tra ổ cứng và RAM: cái này yêu cầu bạn phải có thêm chút kiếm thức công nghệ. Dùng đĩa Hiren's Boot , có nhiều chương trình để có thể kiểm tra, chẳng hạn như bạn sẽ dùng chương trình Victoria, test xem ổ cứng có bị Bad nhiều không? Tốc độ đọc ghi có cao nữa không? Thông thường tốc độ đọc ghi trên 3000 là có thể chấp nhận được! Dùng 1 chương trình phân vùng ổ đĩa như Acronis và kiểm tra xem có "đoạn" nào đã bị bad và được chủ nhân trước của nó "cắt" bớt đi không? 

      Dùng CPU Z kiểm tra RAM xem số lượng RAM, Bus, dung lượng. Laptop hiện nay thông thường là 1 thanh 2Gb ( trừ Vaio chủ yếu 4Gb), Nếu có 2Gb mà có những 2 thanh thì chắc 99% máy bạn đã bị "độ" RAM. Xem khả năng nâng cấp RAM, Có 1 số dòng máy bạn sẽ không thể dùng CPU Z để kiểm tra dung lượng, Bus RAM thì đó là những dòng máy có RAM gắn luôn trên main.


   - Cuối cùng là bảo hành: Thông thường là bạn sẽ được bảo hành phần cứng 1 tháng, phần mềm trọn đời. Nhưng bạn cũng nên yêu cầu bao test máy mấy ngày đó. như 3- 7 ngày gì đó, trong thời gian test có bất kỳ điều gì "tệ hại" thì bạn sẽ trả máy mà không bảo hành sửa.



- Còn 1 số vấn đề liên quan đến chọn cấu hình, thông số phần cứng như thế nào cho hợp lý thì rất dài dòng và trên mảng tản mạn cũng có nên mình không nói ở đây. Những cái đó nếu ai có nhu cầu lựa chọn thì cm mình sẽ hướng dẫn cụ thể. Bài viết chỉ là nếu ra 1 số kinh nghiệm thôi và không có ý "Dìm hàng" bất kỳ ai! Mua máy tính cũ cũng có cái hay của nó nhưng mua được 1 cái máy tốt thì không phải ai cũng có khả năng! Hi vọng bài viết sẽ ít nhiều bổ ích cho những ai đã, đang và sẽ có ý định mua máy tính!
Chúc các Bạn có những trải nghiệm thú vị và nhớ ghi rõ nguồn khi copy bài!
Mọi góp ý , thắc mắc xin để lại comments bên dưới! Mình sẽ giải đáp tất cả cùng các Bạn!
Tác giả: Ngọc Hiệp. Bài viết bản quyền của Blog http://ittxq.blogspot.com/

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Tuyển sinh lớp Photoshop




Chương trình Photoshop thực hành


     Mở lớp Dạy kèm Photoshop từ cơ bản tới nâng cao do kỹ sư Đậu Ngọc Hiệp trực tiếp giảng dạy! Khóa học được thực hiện trên Photoshop CS3, CS5 hoặc các phiên bản tương đương, Đào tạo cơ bản từ đầu hoặc theo yêu cầu người học với các mục đích làm việc khác nhau!

     Với kinh nghiệm 10 năm làm trong nghề thiết kế đồ họa, khả năng sư phạm, người học ngoài được cung cấp về kỹ thuật sử dụng phần mềm, còn được cung cấp các kinh nghiệm xử lý hình ảnh trong quá trình làm việc thực tế, quá trình thiết kế phù hợp với các yêu cầu làm việc đặc trưng của thiết kế đồ họa như quảng cáo, xử lý ảnh studio, phục chế ảnh, thiết kế website..... xử lý sự cố với phần mềm, HĐH, các kỹ thuật cài đặt và xử lý nói chung.

     Khóa học tối thiểu 2 tháng (16 buổi)  nếu học đầy đủ cho tới khi thành nghề. Với những ai muốn học theo yêu cầu thì thời gian có thể dao động tùy vào yêu cầu. Hướng dẫn học cầm tay chỉ việc, không học theo kiểu sách vở, đảm bảo học để làm được việc!


Quyền lợi:

  • Người học được cung cấp đầy đủ giáo trình học, cung cấp phần mềm cài đặt và các soft plugins liên quan
  • Được hướng dẫn căn bản từ cách cài đặt phần mềm, quản lý phần mềm và cách thức xử lý các lỗi phát sinh khi sử dụng phần mềm.
  • Được cung cấp các file PSD, các Action.... để phục vụ cho thực hành và thiết kế sản phẩm sau này.
  • Được bố trí thời gian học 1 cách hợp lý nhất cả đêm và ngày phù hợp với điều kiện thời gian và yêu cầu công tác của người học.
  • Được hỗ trợ miễn phí và không giới hạn trong lúc học tập và tiếp tục sau khi ra làm.
  • Đảm bảo cho người học có thể làm việc thành thạo với phần mềm, đảm bảo các kỹ năng đối với xử lý ảnh như Cắt, chỉnh sửa, Blend, phục chế....  hoặc yêu cầu đáp ứng được nhu cầu công việc.

Tổ chức lớp:


Có thể dạy kèm ngay tại gia đình (Người học phải chịu chi phí đi lại), Học Online hoặc học tại nhà của mình.



Học phí:

Được tính như sau:
  • Học đầy đủ: 3 triệu + Chi phí đi lại (nếu dạy tại nhà)
  • Học theo nhu cầu công việc vui lòng liên hệ trực tiếp giá thỏa thuận tùy theo yêu cầu!
Nếu đăng ký số lượng người học từ 2 người trở lên sẽ có ưu  đãi đặc biệt!

Địa điểm: 

Đối với người học ở TPVinh có thể học trực tiếp, Những người ở xa TPVinh có thể qua học hoặc học Oline qua mạng, thanh toán bằng chuyển khoản.
Đặc biệt: Nhân dịp hè này, Khi người học đăng ký học sẽ nhận được 1 bộ đĩa DVD photoshop do chính mình soạn ra gồm các bài hướng dẫn từ cơ bản tới nâng cao.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ số ĐT: 0986 124 145
Xin chân thành cảm ơn!