Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Kỹ thuật ghép hình trong Photoshop CS5



Hôm nay mình sẽ gửi tới các Bạn bài hướng dẫn ghép hình bằng PhotoShop. Bài viết được thực hiện trên PTS CS5, các bản khác cũng làm tương tự. Bài viết sẽ hướng dẫn các Bạn thực hiện 1 cách chi tiết để xây dựng 1 "Bức tranh" bằng PhotoShop. Vì để cho tất cả các Bạn ai cũng hiểu và thực hiện được nên bài viết sẽ có phần dài dòng và chi tiết.
Để tránh làm mất thời gian chúng ta sẽ đi thẳng vào vấn đề:

Chúng ta chuẩn bị 1 hình ảnh làm nền ban đầu ( Hình 1): 

Hình 1.
khởi động Photoshop và mở hình đó. Save lại với tên file: Ghephinh.PSD

Hình 2.
Tiếp theo chúng ta sẽ ghép vào 1 con đường, Ở đây chúng ta sẽ chọn hình này: Duong.jpg (Hình 3)

Hình 3
Mở file Duong.jpg bằng Photoshop, Move sang file Ghephinh, trở thành Layer 1. Ta được kết quả ở Hình 4:

Hình 4
Bây giờ chúng ta cần phải loại bỏ nền trắng 2 bên con đường, chỉ giữ lại con đường với bờ có xanh 2 bên. Chúng ta sẽ sử dụng hiệu ứng CHANNELS để lọc bỏ nền trắng với Layer 1. Thực hiện như sau:
 Đầu tiên: Tắt con mắt ở Layer Background để hiển thị mình Layer 1 (Hình 5)








Hình 5


Chọn Layer 1 và chuyển sang Tab CHANNELS (Hình 6):


Hình 6


Ở đây, chúng ta thấy kênh Blue có màu sắc tương phản với nền nhất, vì thế chúng ta chỉ bật con mắt ở kênh Blue, sau đó rê chuột, nhân đôi Layer Blue và đặt tên kênh mới nhân lên là Matna (Hình 7)














Hình 7



Bây giờ chúng ta sẽ làm việc với mình Layer Matna.
Trên kênh Matna: Nhấn Ctrl + L để mở hộp thoại Levels,  thay đổi các thông số trong hộp thoại Levels sao cho sự tưởng phản giữa 2 màu trắng đen là rõ nhất như trong hình 8 và nhấn OK.







Hình 8.



Bây giờ phần nền và hình đã có sự tương phản đen trắng và sắc nét.
Ý đồ là chúng ta tô màu đen cho hình và màu trắng cho nền. sau đó dùng Layer Matna để tạo Mask.
Tiếp theo chúng ta dùng công cụ Polygonal Lasso Tool
(Phím tắt L):



để tạo vùng chọn trong khu vực hình, vùng cỏ 2 bên không cần chọn hết vì vùng này đã chuyển sang màu đen gần hết (Hình 9).


  Hình 9.


Tiếp theo nhấn phím D để đưa màu sắc về mặc định đen/trắng và chú ý đảo màu đen lên trên



   
Nhấn tổ hợp phím Alt + Delete để tô màu đen cho vùng chọn lúc nãy chúng ta đã khoanh vùng. Nhấn Ctrl + D để bỏ vùng chọn, chúng ta có hình 10









Hình 10.


Dùng công cụ Zoom (Phím Z) để Zoom to hình và kiểm tra các mép viền xung quanh, chỗ bờ cỏ 2 bên giáp nhau với nền, tại những điểm còn sót, chúng ta dùng công cụ Burn Tool (Phím tắt O) và để chế độ Shadows trên thanh công cụ, Exposure khoảng 50%, tô hết vùng hình để được 1 khối màu đen thuần khiết (Hình 11).   
   












Hình 11


Bây giờ chúng ta tắt con mắt ở kênh Matna và bật con mắt tất cả các kênh khác lên, Nhấn Ctrl kết hợp với Click chuột trái vào kênh Matna để lấy vùng chọn là màu trắng của kênh Matna, nhấn Shift + F7 để đảo màu.
Chuyển lại Tab LAYERS, Bật hết con  mắt ở các Layer lên, chọn vào Layer 1 (Chứa hình con đường và nhấn vào biểu tượng tạo Mask. Ta được hình con đường đã được loại bỏ nền (Hình 12). Chúng ta có thể xóa kênh Matna đã tạo lúc nãy.
Hình 12.
Bây giờ, chúng ta có thể thêm các hình ảnh khác vào để tấm hình thêm sinh động.
Chọn 1 chiếc xe đạp và thêm chiếc xe vào hình


tạo thành Layer 2 (Hình 13):

Hình 13
Giờ chúng ta cần tạo bóng đổ cho chiếc xe đạp.
Nhấn Ctrl + Shift + N để tạo 1 Layer mới và rỗng, đặt tên là Layer 3. Đưa Layer 3 xuống phía dưới Layer 2 và chọn chế độ hòa trộn Multiply (Hình 14).

Hình 14.
Khi vẫn đang ở Layer 3, Nhấn Ctrl và Click chuột trái vào ô Thumbnail của Layer 2, một vùng chọn mới trên Layer 3 được tạo ra là vùng hình ảnh của Layer 2.
Nhấn ALT + Delete để tô màu cho vùng chọn trên Layer 3, sau đó nhấn Ctrl + D để bỏ vùng chọn đó. Bây giờ chúng ta đã được 1 hình màu đen là hình dạng của chiếc xe đạp của Layer 2 trên Layer 3 (Hình 15).

 Hình 15
Trên Layer 3, Nhấn Ctrl + T, Click chuột phải chọn Distort (Hình 16)
Hình 16.

Đưa chuột vào các góc, Xô cho hình mà đen giống với cái bóng của xe trải trên đường và nhấn OK. Sau đó cho Opacity của Layer 3 là khoảng 60% (hình 17).
Hình 17.


Vào Filter/Blur/Gaussian Blur...
Hộp thoại Gaussian Blur hiện ra, Lấy Radius là 4 và nhấn OK để làm cho bóng đổ bị nhòe đi một chút.
Dùng công cụ Eraser Tool, Opacity khoảng 20% để xóa cho bóng đổ mờ dần. Ta được bóng đổ hoàn chỉnh cho chiếc xe đạp (Hình 18).
 Hình 18.

Tiếp theo: Chọn 1 tấm hình người để đưa vào bức hình, làm cho bức hình thêm sinh động. Ở đây ta chọn và tách tấm hình này để đưa vào (Hình 19).
 Hình 19.
Đưa tấm hình 2 người vào bức ảnh, tạo ra 1 Layer mới đặt tên là Layer 4 (Hình 20).
Hình 20.


Dùng công cụ Pen (Phím P) để tạo 1 vùng bao quanh nhân vật. Sau đó nhấn Ctrl + Enter để tạo thành vùng chọn (Hình 21):
 Hình 21
Một vùng chọn được bao quanh nhân vật, Chúng ta không khoanh vùng tóc mà sẽ để riêng vùng tóc để tách riêng tóc ra cho sắc nét.
Nhấn Shift + F7 để đảo vùng chọn, Nhấn tiếp Shift + F6 để lấy Feather, Hộp thoại Feather hiện ra nhập Feather là 0.5.
Nhấn Dalete để xóa toàn bộ vùng nền bao quanh nhân vật (Hình 22).
Hình 22.


Nhấn Ctrl + T và thu nhỏ nhân vật về kích thước phù hợp (Có thể Convert To Smart Object trước khi thu nhỏ cho ảnh sắc nét hơn).

Bây giờ chúng ta sẽ tiến hành tách tóc và làm bóng đổ cho nhân vật, cách làm bóng đổ chúng ta sẽ làm tương tự như làm với xe đạp, còn tách tóc chúng ta sẽ thực hiện lần lượt từng bước:
Dùng công cụ Lasso Tool, khoanh 1 vùng quang đầu 2 nhân vật, đây là vùng chứa tóc và phần nền ban đầu ta chưa xóa.

Sau đó nhấn Ctrl + J để Copy vùng chọn ra 1 Layer mới là Layer 5 chứa mình vùng chọn chúng ta mới khoanh. Đưa Layer 5 xuống dưới Layer 4:











  Tắt hiển thị Layer 4, Chọn chế độ hòa trộn Multiply cho Layer 5. Nhấn Ctrl +L để mở hộp thoại Levels, chọn thông số như hình để tăng cường tương phản giữa tóc và nền trên layer 5:



Bật hiển thị và chọn lại Layer 4, dùng Công cụ Eraser (Phím E) và xóa nền trắng còn lại trên Layer 4, có thể xóa phạm 1 chút vào phần tóc, phần bị xóa sẽ được tóc trên Layer 5 bù vào. Kết quả sau khi xóa xong:

Và bức hình sau khi xóa nền và tạo bóng đổ cho nhân vật:

Thêm vào chiếc khinh khí cầu cho bức ảnh: 


Đưa vào trong hình được Layer 6 chứa Khinh khí cầu, nhấn ALT đồng thời rê chuột để Copy ra làm 2 hình, đặt là Layer 7 thu nhỏ lại để có kích thước phù hợp.
Chúng sẽ thêm khóm hoa vào trong hình để tấm hình được đẹp hơn:










Kết quả sau khi đã thêm khóm hoa và chiếc khing khí cầu:

Kết quả cuối cùng khi ta thêm 1 cành lá màu xanh cho tấm hình thêm sức sồng:

--->> OK
Tới đây thì mỏi tay rồi! Chúc mọi người có những trải nghiệm thú vị! Bài viết bản quyền của  blog  http://ittxq.blogspot.com/
File PDF Download:  http://www.mediafire.com/download/5sv8b3pijp1ika6/Ghep+hinh.pdf
 Mọi thắc mắc, góp ý về bài viết các Bạn vui lòng Cmt dưới bài viết!




Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Codecs và các định dạng của nó

 
  

   Tiêu đề bài viết có thể không xa lạ đối với người dùng máy tính và người chơi ứng dụng đa phương tiện hiện nay. Thế nhưng cũng không ít người chưa hiểu đúng về những định dạng cần thiết cho 1 ứng dụng, 1 thiết bị hay sử dụng, lưu trữ nó 1 cách phù hợp. Những thông tin về Codecs, các định dạng của nó sẽ không thiếu trên các mặt báo, các website. Trên thực tế, để phân biệt 1 codecs hay định dạng chứa đựng codecs rất đơn
giản ví dụ như: 1 tập tin video với định dạng FLV nhưng mỗi kiểu convert lại có các “thông số kỹ thuật” khác nhau. Hôm nay bài viết sẽ giúp các Bạn hiểu hơn về Codecs và các định dạng của nó.



[IMG]

Vậy Codec là gì? 1 codec sẽ làm gì? 
   Thuật ngữ nói rất đơn giản “1 codec là 1 bộ mã hóa hay giải mã các nguồn dữ liệu số và tín hiệu”. Vì vậy, chính xác hơn khi 1 codec hiện có: đó là 1 tập tin kỹ thuật số được nén lại (mã hóa) để lưu trữ và giải nén nó (mã hóa) để xem hay là chuyển đổi định dạng mã. Hãy hiểu Codec giống như 1 đặc điểm kỹ thuật “bitstream”. Đây là tín hiệu gốc dạng số (bit, bytes) chưa được mã hóa – có thể là âm thanh, cũng có thể là hình ảnh. Một dạng chuỗi các byte được bố trí cho việc giải mã cụ thể, mỗi codec sẽ tập hợp 1 thông tin cụ thể, ví dụ nó có thể xác định chiều rộng, chiều cao, lỉ lệ…
      Do đó, có thể hiểu là chúng ta có thể sử dụng phần cứng để xử lý tín hiệu bitstream này thành âm thanh analog phát ra loa và hình ảnh đưa lên tivi như PlayStation hoặc có thể sử dụng phần mềm Bluray Player để làm việc đó, như là PowerDVD. 
      Bởi vì đó là 1 đặc điểm kỹ thuật, nên có rất nhiều cách để chuyển đổi những dữ liệu sang các định dạng đó. Do đó, có thể có nhiều bộ mã hóa cho 1 Codec. Nhưng các bạn đã biết, 1 định dạng của 1 tập tin đa phương tiện là rất lớn, 1 tập tin âm thanh chưa nén WAV ở chế độ 16-bit/44Khz với độ dài 5 phút thì sẽ có dung lượng tầm 50Mb. Nhưng với 1 video dạng chất lượng cao 1080p chưa nén thì sẽ vào khoảng 500GB cho 1 giờ. Việc tìm nơi lưu trữ trở nên khó khăn hơn nếu để lưu tất cả mọi thứ này được khi lại với định dạng đó. Cho dù với băng thông tốt, mức dữ liệu phải truyền tải như thế quả thật là khủng. Đấy chính là lí do vì sao âm thanh, video cần được nén lại để lưu trữ - Codec chính là 1 giải pháp hữu hiệu để giảm tải mọi thắc mắc.
      Những định dạng Codec phổ biến:  Hầu hết các thiết bị đa phương tiện ngày nay đều có giải pháp lưu lại các tập tin với định dạng đã tự nén sẵn. Chỉ riêng những người quay phim chất lượng HD chuyên nghiệp thì có nhu cầu với video chưa nén. Nếu bạn có 1 không gian lưu trữ thật lớn thì bạn nên lưu trữ những tập tin với định dạng chưa nén này vì đó là định dạng chuẩn có chất lượng cao nhất. Khi đã chuyển đổi định dạng tập tin đó thành dạng nén thì chất lượng nó cũng sẽ giảm theo. Hiện nay có rất nhiều Codec dùng trong việc nén 1 video mà nếu bạn là người dùng phổ thông tin thì khi gặp phải. Hãy điểm lại những Codec dùng trong việc định dạng nén 1 tập tin đa phương tiện:
  • H.264(MPGE-4 Part 10 AVC): cũng có nhiều tên nhưng được biết với cái tên thường gọi là H.264, bởi đến nay có nhiều đình dạng phổ biến để mã hóa video. Định dạng này được sử dụng nhiều bởi kích thước tập tin nhỏ hơn nhưng với chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, H.264 chỉ là Codec chứ không phải định dạng của đuôi mở rộng, bạn sẽ không tìm thấy định dạng nào với phần mở rộng *.h264 đâu. Codec này được sử dụng trên tất cả các thiết bị điện thoại di động thông minh, máy quay kỹ thuật số, đĩa Blu-Ray. Bạn có thể thấy nó cũng được sử dụng cung cấp rất nhiều trên website để hiển thị video với chất lượng tốt. Nó được hỗ trợ bởi Appler, Youtube, HTML5 và cả Adobe Flash. Như đề cập ở trên, có rất nhiều bộ mã hóa cho 1 codec. Đối với Code H.264 thì 1 trong những chương trình mã hóa phổ biến nhất là x264 từ VideoLan, ứng dụng VLC Media Player.x264 là 1 ứng dụng miễn phí vì đây là mã nguồn mở, nhưng cũng có 1 số bộ mã hóa H.264 bản thương mại. Ứng dụng VLC Media Player rất tốt trong việc giải mã bộ H.264 và, xem tốt các video.
  • MPEG-2: định dạng sử dụng chuyên cho việc nén video để ghi DVD. Bộ giải mã MPEG-2 khá lâu đời (đã từng được sử dụng trên đĩa Blu-Ray) nhưng sử dụng rất phổ biến. Dữ liệu còn được nén cho các kênh truyền hình HD được phát sóng. Kể từ khi sử dụng thuật toán để nén MPEG-2, nó thua kém nhiều so với H.264, nhưng lợi thế là nó nhanh hơn nhiều trong quá trình mã hóa.
  • MPEG-4 Part 2: đây là công nghệ nén bởi MPEG theo tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-2. Bạn có từng nghe nói về Divx- Xvid? Đây là 1 số codec phổ biến được thực hiện theo tiêu chuẩn này, hay còn gọi là H.263. Rất nhiều video mà người dùng tải về thường được nén bằng codec này vì nó cung cấp 1 kích thức tập tin tốt và duy trì chất lượng hợp lý. Tuy nhiên, điểm duy nhất là nội dung độ nét cao vẫn còn chịu đựng về chất lượng hình ảnh so với H.264.
  • Windows Media Video: đây là phiên bản codec MPEG-4 của Microsoft. Windows Media Video (WMV) 7 đã được giới thiệu vào năm 1999 và là 1 bản sao của MPEG-4 Part 2. Tiếp sau đó mà sự xuất hiện của WMV 8 và 9, và tiếp đến là VC-1, 1 trong 3 codec dùng để mã hóa trên đĩa Blu-Ray. Bạn có thể thấy được nơi tồn tại WMV và VC-1 chủ yếu trong các sản phẩm liên quan đến Microsoft như Windows Movie Maker, Silverlight, HD DVD và Microsoft Expression Encoder.

      Ở trên chỉ là những Codec video phổ biến, chúng ta cũng có thể tìm hiểu nhưng Codec âm thanh với những định dạng chứa đựng nó. Những Codec âm thanh phổ biến như là FLAC, AC3, Dolby Digital Plus, DTS-HD, ALAC….codec âm thanh có định dạng chứa đựng riêng như WAV, AIFF, …
     Các định dạng chứa đựng Codec – khi chúng ta chơi 1 tập tin trong Windows Media Player hoặc VLC, Quicktime, GomPlayer… hay bất cứ phương tiện truyền thông nào khác, là chúng ta đang mở một định dạng chứa được cụ thể cho Codec. Một định dạng chứa đựng Codec ban gồm một hoặc nhiều gói Codec khác nhau cho video hay âm thanh hoặc cả hai, nhằm mục đích để đảm bảo cho âm thanh và video được đồng bộ hóa một cách hoàn hảo. Chúng ta có từng gặp phải tình trạng nghe một bộ phim mà trên ứng dụng này thì nghe được âm thanh còn định dạng khác thì không được? Hoặc là một video âm thâm bị kéo dài và được chạy âm không?....đó là những định dạng không chưa đúng Codec để sử dụng tốt.

[IMG]

      Định dạng được sử dụng mà bạn có thể thấy được ở phần mở rộng cho những tập tin được phổ biến hiện nay như: MP4, MOV, WMV, AVI,…hãy thử xem lại nó sẽ có những gì.

  • MP4 – 1 định dạng mà bạn có thể thấy được từ 1 bài hát, video có phần mở rộng là *.MP4. Codec thường đường sử dụng cho nó là H.264 cho video và AAC mã hóa cho âm thanh. Nó cũng hỗ trợ cho MPEG-4 Part 2 và MPEG-2. Ngoài ra, âm thanh cũng có thể mã hóa sử dụng các Codec khác ngoài AAC.
  • AVI – đây là 1 định dạng được Microsoft giới thiệu vào năm 1992. Là 1 định dạng chứa cả âm thanh vài dữ liệu video trong một, cho phép đồng bộ tập tin âm thanh với video . Cũng giống như các định dạng DVD, tập tin AVI hỗ trợ nhiều tuyến âm thanh và video, mặc dù nó ít khi được sử dụng, vì nó không được hỗ trợ Codec H.264. Và hầu hết các tập tin AVI cũng sử dụng định dạng này và được phát triển bởi Matrox trong năm 1996. Những tập tin được hỗ trợ bởi Microsoft và không chính thức gọi là AVI 2.0
  • ASF – là một định dạng hệ thống nâng cao mà Microsoft đang sở hữu. Bạn sẽ không thấy được phần mở rộng nào với định dạng như thế này *.ASF. Nhưng thay vào đó sẽ là những định dạng bạn thường sử dụng là WMA, WMV, …các tập tin phổ biến bạn đang sử dụng là các sản phẩm của Microsoft.
  • AVCHD – là định dạng phổ biến cho các máy quay video chuẩn HD. Được phát triển bởi 2 nhà điện tử nổi tiếng là SONY – PANASONIC vào năm 2006. AVCHD sử dụng tiêu chuẩn MPGE-4 AVC/H.264 nhằm hỗ trợ các tiêu chuẩn và độ nét cao cho video, hỗ trợ cả AC-3 (Dolby Digital) cho âm thanh hoặc Linear PCM.
  • MKV – một định dạng chứa đựng Codec video H.264. Một vài công cụ hỗ trợ nó như là VLC, PS3 Media, Boxee…. Nhưng nó không hỗ trợ rộng rãi các định dạng chứa đựng khác.– một định dạng chứa đựng Codec video H.264. Một vài công cụ hỗ trợ nó như là VLC, PS3 Media, Boxee…. Nhưng nó không hỗ trợ rộng rãi các định dạng chứa đựng khác.
  • FLV – Đây là Adobe Flash, hỗ trợ nhiều Codec khác nhau, phổ biến nhất là H.264 và AAC. Video Flash là một trong những cách phổ biến nhất mà bạn có thể xem được trực tiếp qua Internet. Một số thông tin cho biết Apple sẽ không cho phép Flash chạy trên bất kỳ thiết bị nào của họ.

      Ngoài ra, để chuyển đổi định dạng video mà bạn tải về từ các thiết bị đa phương tiện sang định dạng khác nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng khác nhau như vào iTune để chơi trên iPhone, iPad….Vì có rất nhiều các Codec và định dạng khác nhau, mỗi định dạng có thể có sự kết hợp của nhiều Codec khác nhau nên bạn cần phải có công cụ cần thiết để thực hiện quá trình chuyển đổi đó.
Có nhiều công cụ chuyển đổi nhằm mục đích đó như: Total Video Convert, VirtualDub, Format Factory, Super, … từ bản thương mại đến nhưng công cụ mã nguồn mở miễn phí.

[IMG]


Với một số thông tin ngắn gọn trên hy vọng sẽ giúp phần nào cho chúng ta hiểu rõ hơn để có thể chuyển đổi và lựa chọn giữa các định dạng cho mục đích sử dụng

--------------------------------------------------------------------------------------Nguồn: Tổng hợp