Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Hiểu đúng Card màn hình

      Hiện này sự phát triển của công nghệ phần cứng rất mạnh mẽ, nếu bạn không phải là người am hiểu và thương xuyên theo dõi các thông tin về công nghệ thì thật khó để Bạn chọn được 1 chiếc Card màn hình vừa ý, Nhìn vào 1 chiếc card màn hình với rất nhiều các thông số, Bạn như lạc vào 1 ma trận mà không biết phải lựa chọn như thế nào để chọn được 1 chiếc card màn hình phù hợp.  

     Hôm nay mình sẽ giới thiệu qua về Card màn hình, cung cấp cho các Bạn 1 số các kiến thức quan trọng về thiết bị này.

      Về bản chất thì card màn hình như 1 chiếc máy tính thu nhỏ, trên đó có Bộ xử lý trung tâm là GPU, cũng giống như CPU, đây là thành phần qua trọng nhất , là trái tim của Card màn hình, Cái mà chúng ta thường nghe nói là card 1Gb, 512Mb đó chính là RAM của card, đây là thành phần rất quan trọng nhưng không phải là quan trọng nhất, Sức mạnh chếc Card màn hình bạn đang có là nằm ở GPU, chính vì vậy mà nắm tâm lý người mua hàng không hiểu biết người bán hàng sẽ ra sức quảng cáo rằng máy sử dụng card 1Gb, 2Gb… để nhằm bán nhanh sản phẩm, nhưng thực tế có nhiều máy chạy Card 1Gb nhưng vẫn bị giật hơn những máy chỉ chạy Card màn hình 512Mb là lý do đó.


      Chẳng hạn như Nvidia có 4 dòng chip xử lý chính: Quadro cho những máy dùng chuyên đồ họa, Tesla cho các loại máy chủ hoặc cần tốc độ xử lý cao, Tegra cho các thiết bị cỡ nhỏ như điện thoại di động, tablet hay netbook, cuối cùng là GeForce – những con chip xử lý cho nhu cầu gia đình hoặc cá nhân, đây là dòng chúng ta thấy nhiều nhất trên thị trường.
      Sau các dòng chip này sẽ là các con số, chẳng hạn như 9800, 9600…. Bạn cứ hiểu đơn giản các con số này càng lớn thì card càng mạnh. Đó chính là lý do mà chúng ta thấy card 1Gb chưa chắc đã mạnh hơn card 512Mb.
      Các con số Cuối cùng ký hiệu đằng sau Series card. Như Nvidia dùng các loại chữ để ký hiệu về sức mạnh của từng sản phẩm trong nhánh nhỏ: LE, GS, GSO, GT, GTS, GTX và Ultra (cho máy để bàn – còn có GX2 dành cho các loại card cắm kênh đôi) hay G, GS, GT, GTS (Cho laptop). Sức mạnh của các loại card cũng tăng tương ứng từ trái qua phải. Theo đó, các dòng card mang ký hiệu Ultra sẽ là cao nhất, và LE là thấp nhất.
      Một tiêu chí rất quan trọng khi bạn chọn mua card màn hình nữa sẽ là Bus đường truyền của card màn hình, cái này được biết đến với thông số như 32bit, 64bit, 128bit, 256bit….. Bit càng cao thì hiệu năng sử dụng card càng lớn, cứ tưởng tượng bạn có 1 chiếc xe ô tô rất sang trọng nhưng thật khó khăn khi bạn phải chạy đường làng nhỏ hẹp, khi bán hàng, 1 số các của hàng sẽ lờ đi thông số này. Đừng thắc mắc tại sao card màn hình bạn có cấu hình cao mà chạy Game, đồ họa vẫn giật nhá, hãy xem lại thông số này. Với những dòng máy phổ thông, thì đường truyền 128bit sẽ là phù hợp nhất, không cần quá cao gây lãng phí, trừ khi bạn cần những tác vụ cao cấp.
      Trong khuôn khổ bài viết mình sẽ chỉ nói đến đây, Các Bạn quan tâm có thể tìm hiểu thêm, đây là những kiến thức căn bản bạn phải biết nếu muốn chọn cho mình 1 chiếc card màn hình ưng ý, không để bị tiền mất tật mang.
Sau đây là 1 số các câu hỏi thường gặp khi mua card màn hình:
Hỏi: 
        Nên dùng card Nvidia hơn hay ATI hơn?

   Trả lời:
       Rất khó để chọn lựa, Card Nvidia sẽ có khả năng tương thích tốt hơn card ATI, tuy nhiên card ATI lại mạnh mẽ hơn.


Hỏi: 
        Có phải máy có card màn hình thì mạnh mẽ hơn không?

   Trả lời 

        Cái này không hẳn đúng. Card màn hình chỉ phát huy được sức mạnh thực sự khi bạn chạy những tác vụ đồ họa. Nếu bạn chỉ chơi game nhẹ như Pikachu, hay văn phòng, lướt web thì bạn sẽ không nhận ra tác dụng của nó. Lời khuyên là nếu không cần thiết thì bạn không cần phải sắm card đồ họa. Khi máy dùng card đồ họa thì sẽ tốn điện hơn -> chai pin laptop hơn, hại nguồn hơn, Máy sẽ nhanh nóng hơn-> làm giảm tuổi thị phần cứng, HDD sẽ nhanh bad hơn. 

      Vì vậy tùy vào yêu cầu cụ thể mà chúng ta sẽ sắm cho mình 1 chiếc card ý nhất. 

Chúc các Bạn thành công!
Tác giả: Ngọc Hiệp. Bài viết bản quyền của Blog http://ittxq.blogspot.com/

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Hướng dẫn bài tập CorelDRAW




Đây là 1 số các bài tập CorelDRAW, Đã có hướng dẫn chi tiết cách làm. Các Bạn quan tâm download về xem và thử làm theo. Có gì không làm được có thể comment mình sẽ hướng dẫn. Đây là các bài tập cơ bản nhưng khá hay, giúp chúng ta thành thục các chức năng và nâng cao khả năng sáng tạo trong thiết kế trên Corel.




Bài hướng gồm có các phần:
  • Vẽ chữ tỏa sáng 
  • Vẽ hiệu ứng 
  • Vẽ trang sức 
  • Vẽ chữ 3D 
  • Vẽ hiệu ứng hình khối 
  • Vẽ nút
  • Vẽ logo
  • Vẽ phong cảnh 
  • Hiệu ứng hoa văn 
  • Vẽ đá quý 
  • Vẽ nhà cao tầng 
  • Vẽ nhẫn 
  • Tạo chữ lưới 
  • Hiệu ứng Contour cho Text
  • Tạo chữ vỡ
  • Vẽ lật trang giấy 
  • Vẽ nút 3D
  • Tạo hiệu ứng bóng đổ 
File hướng dẫn định dạng .doc. Các Bạn download Link Fshare:
http://www.fshare.vn/file/T9R1JQDAZT

Hoặc
Chúc các Bạn có thêm những trải nghiệm thú vị và mong các Bạn vui lòng ghi rõ nguồn khi đưa bài từ Blog của mình nhé! Cảm ơn!

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Nâng cao kỹ năng thiết kế đồ họa





      Thiết kế đồ họa là một lĩnh vực nhanh chóng thay đổi, cả sáng tạo và kỹ thuật, trong khi khá dễ dàng để học được các kỹ thuật mới. Cho nên điều quan trọng là tập trung và nâng cao khả năng sáng tạo của chúng ta. Dưới đây là danh sách các mẹo, các bài tập và thực hành có thể giúp bạn tăng cường sự sáng tạo, học hỏi không ngừng, và giúp bạn trở thành một nhà thiết kế tất cả tốt hơn.


1. Trở thành một người sưu tập.
      Mỗi khi thấy một thiết kế nào ấn tượng, hãy lưu nó về máy. Bạn có thể lưu vào một folder dễ kiếm. Chúng sẽ là những tư liệu quý giá khi cần. Starbuck cà phê thậm chí cung cấp cho khách hàng những tạp chí nhỏ có các sáng tạo trong tuần.

2. Mua các cuốn sách. 
      Sở hữu bộ sưu tầm cuốn sách phong phú là cách tuyệt vời để học. Cố gắng mua những cuốn sách mới. Quan sát những tác phẩm ấn tượng, những câu chuyện vui và những chủ đề về kỹ thuật đồ họa.




3. Đọc những trang Web của designer.
       Bạn sẽ học được rất nhiều bằng cách đọc những trang web của designer giỏi. Thế giới Internet sẽ trở thành một người bạn tuyệt vời, giúp chúng ta học hỏi và chia sẻ mọi kiến thức.


4. Tìm kiếm TUTORIAL.
      Có rất nhiều kỹ thuật để bạn học hỏi, và nó giúp chúng ta có những kiến thức và kỹ năng mới. Thực hành chúng và sau đó áp dụng những điều đã học được và thiết kế của mình. Có rất nhiều bài hướng dẫn – tutorial trên mạng.
Chúng ta có thể kiếm một vài trang web cá nhân chẳng hạn. Thường xuyên nâng cao kỹ năng của bạn bằng cách tìm kiếm bài tutorial và hoàn thành chúng.



5. Tạo Blog về thiết kế cho riêng mình. 

      Hãy bắt tay vào tạo một trang blog chia sẻ nghề nghiệp, điếu đó sẽ giúp bạn có ý thức hơn với cộng đồng thiết kế. Nếu trang blog của bạn tốt, bạn sẽ được chú ý nhiều hơn trong nghề nghiệp.

6. Tham gia tích cực vào 1 cộng đồng thiết kế.
      Là một freelancer, gia nhập một cộng đồng thiết kế trên mạng là điều bắt buộc. Nó không chỉ giữ cho chúng ta luôn cập nhật được những thay đổi của thế giới design, nó còn rất tốt khi có những phản hồi và chỉ trích, góp ý. Là ông chủ của chính mình thật tuyệt, nhưng không có phản hồi lại là mặt tiêu cực. Nếu bạn làm việc một mình sẽ không có ai phê bình công việc của bạn và giúp bạn tiến bộ.
Luôn hòa đồng, thân thiện cùng các bạn designer khác.


Tham dự một cuộc thi nào đó phù hợp với bạn, điều này giúp bạn năng động hơn.

Chân thành với các góp ý của đồng nghiệp, nhất là những người giỏi, chúng sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn.
Tham khảo các thiết kế khác, thậm chí bạn đừng ngần ngại liên hệ với tác giả để hỏi kỹ thuật của họ.


Phê bình: Bạn nên cảm thấy là may mắn vì nhận được những lời góp ý phê bình. Nó giúp bạn khắc phục điểm yếu mà bạn không thấy.

7. Hãy chụp nhiều ảnh.
       Hình ảnh có thể giải quyết cho bạn rất nhiều vấn đề. Điện thoại chụp hình chất lượng cũng là giải pháp tốt. Đơn giản là bấm máy, và lưu nó lại để dùng. Evenote là trang web có thể giúp bạn. Hãy chụp tất cả những gì bạn thấy, tòa nhà, con đường, con người…


8. Thiết kế mọi lúc, mọi nơi.
      Dành thời gian rảnh của bạn để tự thiết kế với khách hàng là chính bạn. Branding, logo, brochure, leaflet, namecard, website, hay là những hình vẽ có ý tưởng vui nhộn Hãy giữ đầu óc thoải mái, biến các dự án của bạn thành những niềm vui.


9. Redesign – Thiết kế lại. 
      Chọn các thiết kế mà bạn thấy hứng thú, sưu tập thông tin thêm về chúng. Và tự thiết kế lại tất cả rồi bạn có thể gửi lại cho những nơi cần nó, có thể cho free hoặc sự tùy tâm của họ. Nhưng chắc chắn nếu tác phẩm của bạn tốt bạn sẽ nhận lại nhiều hơn bạn nghĩ. Nếu không kinh nghiệm của bạn cũng tăng theo mỗi sản phẩm.



10. Redesign – Thiết kế lại chính tác phẩm của bạn.

      Điều này giúp bạn luôn tiến lên phía trước. Các kỹ năng và ý tưởng không giới hạn của bạn sẽ được thể hiện qua những phiên bản mới này.


11. Tham gia các triển lãm nghệ thuật.




12. Giữ liên lạc với những nhà thiết kế khác 

      Bất cứ mạng xã hội nào bạn tham gia đều có thể dễ dàng làm quen, hoặc gia nhập những hội, nhóm về thiết kế. Hãy thường xuyên liên lạc với họ.

13. Du lịch.

      Trải nghiệm những nền văn hóa mới, với những sản phẩm nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới giúp bạn mở rộng khả năng sáng tạo của mình.

14. Vẽ, vẽ và vẽ liên tục
       Hãy vẽ bất cứ cái gì bạn nghĩ, thấy. Bởi vậy luôn giữ giấy và bút bên người. Vẽ phác thảo giúp bạn lưu giữ và phát triển ý tưởng. Ngày nay cho dù thiết kế đồ họa là nhắc tới computer nhưng tất cả các ý tưởng ban đầu vẫn đến từ những tờ giấy, những nét bút phác thảo bằng tay.
      Nếu bạn có thể diễn đạt tốt ý tưởng trên tờ giấy thì công việc trên computer đã dễ hơn một nửa rồi.




..............................................................................................................Nguồn: Sưu tầm.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Hệ Màu Lab trong PhotoShop

Photoshop có 3 hệ màu là RGB (Là hệ màu chính được sử dụng) , CMYK và cuối cùng là LAB
Hệ màu Lab đặc biệt ở chỗ, nó có 3 kênh để xử lý

1. L (Lightness-Luminance): Kênh L là trục thẳng đứng, biểu diến độ sáng của màu, có giá trị từ 0 (Black) đến 100 (White). Kênh này hoàn toàn chỉ chứa thông tin về độ sáng, ko chứa giá trị màu thực sự
2. Kênh "a": Chứa giá trị màu từ Green (-) cho tới Red (+)
3. Kênh "b": Chứa giá trị màu từ Blue (-) tới Yellow

Do thông tin màu và thông tin về độ sáng của màu được lưu tách ra như vậy, chúng ta có thể làm được rất nhiều thao tác trên kênh L mà không làm ảnh hưởng đến giá trị màu thực sự. Nói chung, các thao tác căn bản như Sharpen, Levels, vv... và phần lớn các filter của PS cho kết quả tốt hơn nhiều khi sử dụng trong hệ màu LAB, và đặc biệt là không làm hỏng màu của tấm ảnh... Hơn nữa, bạn có thể dễ dàng nhận thấy là vòng tròn mầu trong sơ đồ của LAB đã thể hiện số lượng màu gần như tương đương với hệ màu RGB. Đã thế, trong hệ màu LAB, chúng ta còn thêm kênh Lightness bổ sung, giúp cho độ thể hiện màu sắc trong chế độ LAB lớn hơn rất nhiều...
Vì vậy Lab rất lợi hại trong 1 số trường hợp:
  •  Chỉnh nét (Unsharp Mask). Vô cùng lợi hại... 
  •  Khử nhiễu (RGB Noise - Digital Noise) 
  •  Khử Moiré 
  •  Masking 
  •  Khử color cast...
      Tại sao phải có hệ màu LAB? Đơn giản là vì khi người ta làm việc với màn hình, thì màn hình biểu diễn tấm ảnh của chúng ta bằng hệ màu RGB. Và như các bạn đã biết, mỗi một màn hình biểu diễn ảnh của chúng ta một kiểu. Đó chính là đặc tính phụ thuộc thiết bị của RGB. Vì thế, nên người ta mới sinh ra con sensor chỉnh màu (calibrate) để màu của màn hình được hiển thị cho chuẩn... Để cho mọi màn hình đều hiển thị chuẩn... giống nhau.
      Nhưng  khi ta đem ảnh của ta đi in, nó lại được in theo hệ màu CMYK, làm cho ảnh của ta trông chả giống với những gì ta nhìn trên màn hình nữa. Thế là các bạn , muốn ảnh của mình in đẹp, thường chỉnh màu trên RGB trước. Sắp sửa đi in, thì chuyển màu sang hệ CMYK, rồi tinh chỉnh thêm tý nữa để in ra cho nó đúng. Phải tinh chỉnh vì khi chuyển từ RGB sang CMYK, thể nào cũng bị lệch màu. Mà ta cũng không thể chuyển CMYK ngay từ đầu, vì sẽ có rất nhiều bộ lọc (filter) của PS không làm việc với hệ màu CMYK! Tất nhiên, người ta chỉ chuyển thẳng từ RGB sang CMYK khi chưa biết về LAB Color Mode thôi...
      Khi đã biết LAB, các bạn sẽ thấy trước khi chuyển CMYK, chúng ta có thể chuyển mầu sang chế độ LAB, căn chỉnh thoải mái, rồi mới đưa sang CMYK. Ở chế độ LAB, tất cả các filter vẫn làm việc bình thường, và đặc biệt, khi ta chỉnh Levels của ảnh, ta không làm ảnh hưởng đến mầu nguyên thủy của tấm ảnh,           
      Để chuyển từ hệ màu RGB sang Lab color thực hiện các bước sau :
Image > Mode > Lab color
Ở Khung layers bấm chọn qua channels bạn sẽ thấy gồm có các Kênh trên Lab: L, A, B
   Giờ mình sẽ đưa ra 1 số ví dụ đã có trên mạng để các Bạn so sánh:
Dưới đây ta có một tấm ảnh phong cảnh...
Để nguyên chế độ RGB, ta chỉnh Levels, kênh RGB, và chỉ chỉnh ô Black lên 60, Gamma và White để nguyên... Tổ hợp mới: 60-1.00-255
Ảnh ra như sau:

Còn nếu chuyển về hệ màu LAB trước, rồi ta chỉnh Levels trên kênh Lightness, cũng với tổ hợp 60-1.00-255, bạn sẽ có tấm hình như sau:
Các bạn có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi màu rất rõ rệt trong version RGB ở những chiếc ghế. Những chiếc ghế ở version RGB có vẻ đỏ lên rõ rệt...
 
Đó mới chỉ là một ví dụ đơn giản về chỉnh Levels. (sau, mình xin trình bày về chỉnh sharpness trong hệ màu LAB. Kết quả cũng tốt hơn rất nhiều so với việc chỉnh sửa trong hệ RGB. )

Các Bạn hãy tự thử nghiệm để có thể so sánh được sự khác biệt khi dùng hệ màu lab!

Bây giờ mình sẽ giải thích là tại sao lại nói mầu không đổi khi chỉnh Levels trong chế độ LAB. Các Bạn để ý Mình nói là khi chỉnh Levels ở chế độ LAB, ta chỉnh trên kênh L. Nghĩa là ta thực sự thay đổi giá trị về cường độ sáng của các điểm ảnh. Còn các giá trị mầu thực sự trên kênh "a" và kênh "b" đâu có thay đổi đâu...

Điều này thực sự có hiệu quả rõ rệt nếu chúng ta chỉnh Levels 2 lần (dù ít ai làm vậy). Do giá trị màu không đổi, chỉ đổi cường độ sáng, nên ta có chỉnh Levels bao nhiêu lần, kết quả vẫn khá là nhất quán. Chứ các bạn cứ thử chỉnh Levels trên RGB nhiều hơn 1 lần, sẽ thấy giá trị màu chuyển đổi lung tung không điều khiển được.

Tóm lại, điểm hay nhất của chế độ LAB, là việc lưu trữ TÁCH RIÊNG GIÁ TRỊ MẦU VÀ ĐỘ SÁNG của các điểm ảnh. Điều này cho phép chúng ta làm được rất rất nhiều việc thông qua độ sáng của các điểm ảnh, mà không làm , mình dùng Unsharp Mask. Tuy nhiên, mình cố tình làm nét quá tay một tý, để các bạn thấy 
hỏng màu của bức ảnh...
Giờ mình làm  ví dụ nữa về vụ Unsharp Mask. Để các bạn thấy được cái hay của sự bảo tồn màu. mình vẫn lấy cái ảnh nhà thờ trước.  Trên cái ảnh gốc, sử dụng Unsharp Mask với các thông số sau:

Amount: 200% (quá tay tý...)
Radius: 10 pixel! (Quá thêm tý nữa...)
Threshold: 0
Và kết quả dĩ nhiên là... kinh khủng. Nhưng chỉ để làm ví dụ cho các bạn thôi mà...

Đây là kết quả của vụ Unsharp Mask quá tay, dùng trên hệ màu RGB:
Giờ chúng ta chuyển ảnh gốc sang chế độ màu LAB. Các bạn chọn 1 kênh (channel) thôi, kênh L. Cái box chọn kênh nó hiện lên đại loại thế này:
Các bạn chọn đúng, thì bức ảnh của chúng ta sẽ mất hết màu:
Các bạn Unsharp mask! Với cùng thông số như trên, xong chọn lại kênh tổng hợp LAB, và ảnh hiện lên như sau:
So với cái ảnh gốc dưới đây, chắc không cần giải thích, các bạn cũng có thể thấy ngay lợi hại của LAB Mode.
Đây chỉ là giới thiệu sơ qua về hệ màu lab, có rất nhiều ứng dụng cực hay với hệ màu này, như Blen, làm trong tấm hình.....
Chúc các Bạn có những trải nghiệm tốt!

......................................................................................Mượn hình ảnh minh họa từ Vietdesign 

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Hệ màu và bit màu trong photoshop

Hệ màu là gì, kênh màu là gì và khi mở một file ảnh thì thấy trên phần tiêu đề có nội dung chẳng hạn như DSC_5771.JPG @ 50% (RGB/8) thì ý nghĩa của dòng chữ này là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiều về các nội dung trên.

Hệ màu là gì?

Photoshop cho phép chúng ta làm việc trên nhiều hệ màu khác nhau và dể dàng chuyển đổi qua lại giữa các hệ màu này trong menu lệnh Image\mode. Có nhiều hệ màu như RGB, CMYK, Lab, Grayscale. Phần lớn khi xử lý ảnh bằng photoshop ta sử dụng hệ RGB và khi cần in ảnh tại các Lab ảnh kỹ thuật số thì cũng dùng hệ RGB nên không cần thiết phải chuyển đổi qua lại giữa các hệ màu đôi khi làm sai lệch màu sắc không mong muốn.

Hệ màu RGB là một tổ hợp của 3 màu cơ bản R (red) G (green) B (blue). Mỗi một màu được gọi là một kênh (channel), ví dụ kênh Red, kênh Green hay kênh Blue. Mỗi một kênh màu sẽ có khả năng thể hiện 256 giá trị từ 0 đến 255. Sự phối hợp 3 kênh này lại với nhau sẽ cho ra khoảng hơn 16 triệu màu, khi cả 3 kênh đều mang cùng một giá trị thì sẽ cho ra một "thang độ xám" nói nôm na là ảnh trắng đen. Để thể hiện màu đen thì cả 3 kênh đều mang giá trị nhỏ nhất (R=0; G=0; B=0), để thể hiện màu trắng thì cả 3 kênh phải mang cùng một giá trị cao nhất (R=255; G=255; B=255). Nếu cả 3 kênh mang cùng một giá trị nằm trong khoảng từ 1 đến 254 thì sẽ cho ra màu xám. Ví dụ R=128; G=128; B=128 thì sẽ cho ra màu xám trung bình, giá trị càng cao thì màu sẽ càng tiến về trắng và giá trị càng nhỏ thì màu càng tiến về đen. Nếu mỗi kênh mang một giá trị nào đó nằm trong khoảng từ 0 đến 255 thì sẽ cho ra một màu bất kỳ.

Khi một bức ảnh màu được chuyển từ hệ GRB sang Grayscale thì các giá trị màu được qui đổi về thành màu xám. Chọn lệnh Image\Mode\Grayscale thì bức ảnh màu sẽ chuyển thành ảnh trắng đen, khi đó các kênh R, G, B đều mang cùng một giá trị từ 0 đến 255.

Làm sao chúng ta biết một đểm nào đó trên file ảnh có màu gì? Photoshop cung cấp cho chúng ta một cung cụ để lấy mẫu màu đó là Eyedropper (I), bấm phím I (chữ i ngắn) xong nhấp chuột vào một điểm nào đó trên file ảnh mà bạn muốn xem mã màu, khi đó trong hộp màu Foreground của thanh công cụ sẽ hiển thị màu tại vị trí bạn nhấp chuột, để xem mã màu là gì thì nhấp đúp chuột vào hộp màu foreground sẽ biết.




Xem hình minh họa trên ta thấy, khi dùng Eyedropper nhấp vào một điểm ở phần bụng cô gái thì hộp màu foreground sẽ hiển thị màu tím, nhấp đúp chuột vào hộp màu foreground này sẽ bật ra cửa sổ color picker, khi đó sẽ thấy màu tại vị trí nhấp chuột mang giá trị R=138; G:55; B:111. Cũng bằng cách xác định màu như trên, đối với ảnh trắng đen (hệ màu Grayscale), bất cứ vị trí nào trên file ảnh thì cả 3 kênh R;G;B đều mang cùng một giá trị nằm trong khoảng 0 đến 255. Xem hình bên dưới


Khi mở một file ảnh bất kỳ, các thông tin trên thanh tiêu đề (xem hình bên dưới) có ý nghĩa sau đây:


DSC_5769.JPG: là tên file ảnh, cái này chắc ai cũng biết rồi.
17,6 %: là chế độ zoom hiện tại của file ảnh. Nếu bạn phóng to ảnh đến 100% thì con số này sẽ là 100% và cái này chắc các bạn cũng đã biết.
RGB/8: hệ màu của file ảnh hiện tại là RGB và có 8 bit màu trên 1 kênh (8 bits/ channel).
Ở đây các bạn thấy có thông số 8 bit/channel, vậy nó là gì? Trước tiên chúng ta tìm hiểu bit màu là gì?

Hệ thống số mà chúng ta sử dụng trong giao tiếp hàng ngày là hệ thập phân. Hệ thập phân bao gồm 10 ký số từ 0 đến 9 và cơ số là 10. Để biểu diễn bất kỳ một con số nào từ hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn hay hàng tỉ thì nó cũng chỉ gồm các ký số từ 0 đến 9 mà thôi. Ví dụ 1980; 2011; 104.345.244

Tuy nhiên máy vi tính không hiểu và không thể xử lý trực tiếp trên hệ thống số của chúng ta mà nó có hệ thống số riêng gọi là hệ nhị phân. Hệ nhị phân chỉ có hai ký số 0 và 1 và cơ số 2 (vì thế gọi là hệ nhị phân). Mỗi một giá trị 0 hay 1 gọi là 1 bit đại diện cho một trạng thái có điện hay không có điện, nhiễm từ hay không nhiễm từ ( bit 1 là trạng thái đang có điện và bit 0 là không có điện). Máy tính nhận hệ thập phân của chúng ta xong biên dịch thành hệ nhị phân để xử lý và sau khi xử lý xong thì biên dịch lại thành hệ thập phân, nếu chung ta phải sử dụng "cùng hệ" với máy tính chắc chết mất.

Ví dụ ta có một tổ hợp gồm 3 bit kết hợp lại thì sẽ có 8 khả năng thể hiện như sau:
1: 000
2: 001
3: 010
4: 011
5: 100
6: 101
7: 110
8: 111

Theo phân tích như trên thì với 3 bit kết hợp lại sẽ cho ra 8 giá trị

nhỏ nhất là 000 tương ứng với số 0 trong hệ thập phân
kế đến là 001 tương ứng với số 1 trong hệ thạp phân
---------------------------
lớn nhất là 111 tương ứng với số 7 trong hệ thập phân.Nếu muốn biểu diễn một con số lớn hơn 7 của hệ thập phân thì ta phải cần ít nhất là 4 bit của hệ nhị phân và khi cần biểu diễn số thập phân càng lớn thì phải cần nhiều bit kết hợp lại. Muốn biết bao nhiêu bit có bao nhiêu khả năng thể hiện thì ta lấy 2 luỹ thừa số bit sẽ ra số khả năng thể hiện.
Ví dụ 3 bit thì có 23=8 khả năng thể hiện; 4 bit thì có 24=16 khả năng thể hiện. Vậy thì với 8 bit kết hợp lại sẽ cho ra 256 giá trị, nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 255.

Photoshop sử dụng 8 bit/kênh vì thế với 3 kênh R,G,B kết hợp lại thì sẽ cho ra 256x256x256 = 16777216 màu, ta nói ảnh RGB 24 bit màu (tức là 8bit/kênh) có khả năng thể hiện khoảng hơn 16 triệu màu là như thế. Đối với ảnh RGB 8 bit thì không bao giờ tìm thấy kênh Red hay Green hay Blue mang giá trị lớn hơn 255.
Đối với ảnh 16 bit/channel thì khả năng thể hiện màu là rất lớn, nếu thiết bị phần cứng đủ khả năng đáp ứng thì ai2nh ảnh sẽ rất đẹp và trung thực.

:...........................................................................................................Nguồn: Sưu tầm.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Giáo trình AE tiếng việt

      

Adobe after Effect là phần mềm xử lý phim chuyên nghiệp giúp bạn có được những thước phim sống động như những bộ phim nổi tiếng của Holly wood. Hiện nay, Tài liệu về sử dụng phần mềm này bằng tiếng việt rất lẻ tẻ và của nhiều tác giả khác nhau. Dưới đây là 2 bộ CD về sử dụng phần mềm mà mình thấy rất hay, trình bày khoa học, rõ ràng và khá dễ hiểu, cặn kẽ với cả người mới học.
Thứ nhất là 20 video giáo trình AE tiếng việt.của tác giả Phạm Anh Dũng:
   Part 1:
   Part 2:

      Thứ 2 và CD hướng dẫn làm phim của trường ĐH KHTN TP Hồ Chí Minh được trình bày cũng khá rõ ràng: 
      
      Ngoài ra các bạn có thể lên mạng ( tốt nhất là lên youtube) để tìm hiểu thêm về phần mềm này, sự kết hợp giữa video của nhiều tác giả sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về phân mềm này! Chúc các Bạn học tốt!


Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

CD học Adobe Flash kỹ sư Dương Trung Hiếu

Cái này trên mạng giờ hiếm lắm! Toàn link die hết rồi! Mình up lên đây cho Bạn nào có nhu cầu học Flash.
Bộ video này khá hay, tuy hơi ngắn, được chia làm 3 đĩa.
Các Bạn download về học, Rất có ích đấy! Chúc các Bạn học tốt!
CD1:
  http://www.mediafire.com/download/w8szqu3ctd1dgzx/CD1.rar
CD2:
http://www.mediafire.com/download/5tfks787geza6le/CD2.rar
CD3:
   Part 1: http://www.mediafire.com/download/4ek08w8vri1wd1d/CD3.rar.001
   Part 2: http://www.mediafire.com/download/t63t9qkuq5w4a6f/CD3.rar.002
Download về dùng HJSplit để nối file và giải nén nhé!

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Bỏ tự động Backup file trong CorelDRAW

Sau khi sử dụng Corel 1 thời gian, chúng ta sẽ thấy xuất hiện 1 loạt các file có dạng Backup.... đây là các file mà corel đã tự động sao lưu ra mỗi khi chúng ta chỉnh sửa file đó, Tính năng này mặc định sau khi cài đặt, tưởng chừng như là hay nhưng đôi khi nó lại làm phiền chúng ta rất nhiều, có khi chúng ta sẽ có cả trăm file backup như vậy. Sau đây là cách để chúng ta bỏ tính năng đó:


Bước 1:

Vào Tool/ Option (Phím tắt Ctrl + J)
Bước 2: Hôp thoại hiện ra chúng ta mở rộng cây Workspace bằng cách nhấn vào dấu cộng:
Bước 3: Chọn mục save:
Bước 4: Bỏ chọn cả 2 dấu tích trong tùy chọn Save:
OK xong. từ nay chúng ta sẽ không bao giờ phải chịu phiền toái vì những file backup quá nhiều nữa!
Tác giả: Ngọc Hiệp. Bài viết bản quyền của Blog http://ittxq.blogspot.com/

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Download Photoshop CS3









Cái này mình sẽ không giới thiệu nữa vì thông tin phần mềm không có gì là mới mẻ với dân đồ họa!  Mình chọn phiên bản này vì nó nhẹ nhàng. chức năng khá đầy đủ, các phiên bản cao hơn yêu cầu phàn cứng hơi cao nên ít dùng hơn! Các Bạn download về cài thêm 1 số plugin nữa là có thể dụng dụng tốt rồi

Các bạn download theo đường link dưới đây nhá:

Các bạn download về. Dùng HJsplit để nối file lại! pass giải nén (Nếu có): !@ngochieptxq*(
Bản full rồi nhá, Bạn nào không crack được pm mình sẽ hướng dẫn cho.
Chúc các bạn học tốt!

Giáo trình Photoshop kỹ sư Dương Trung Hiếu

Cái này trên mạng mình thấy Share nhiều rồi. Nên mình chỉ up link youtube cho những Bạn nào chưa biết hoặc tiện tim link thôi. Mình thấy đây là 1 bộ CD rất đầy đủ, tuy nhiên nó chỉ mang tính chất giới thiệu mà chưa đủ để "làm nghề" được, các Bạn muốn giỏi về phần mềm này thì phải tìm hiểu thêm nhiều tut hướng dẫn trên mạng nữa, kết hợp với trải nghiệm công việc thực tế thì các Bạn sẽ tiến bộ nhanh!
Dưới đây là các đường link:
Đây là giáo trình căn bản để các bạn có thể dễ dàng tiếp cận tới những kiến thức cao hơn của Photoshop. Chúc các Bạn thành công!

Chống xung đột giữa Office 2007|2010 và 2003

             Bạn đã cài 2007/2010 và phải cài thêm  Ms Office 2003 bởi những tính năng phù hợp với công việc cua Bạn. Bạn  luôn đau đầu vì chiến tranh xảy ra liên tục giữa chúng.   

           Nếu sau khi chạy Word 2007 (hoặc 2010), bạn mở Word 2003 thì nó phải cấu hình lại chương trình (mất gần một phút ), và ngược lại. Dưới đây là cách giúp 2 phiên bản tránh được sự xung độ trên:


             Vào Start => Run , gõ Regedit. Tìm đến khóa HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\12.0\Word\Options 

              (Nếu bạn đang sử dụng Office 2010 thì: HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\14.0\Word\Options)




HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\11.0\Word\Options

Sau đó vào New => DWORD Value với tên ‘NoRereg’ , thiết lập giá trị là 1

Lưu ý : Nếu bạn tạo giá trị này ở cá hai phiên bản, thì file *.docx được mở bởi Word 2007/2010, *.doc được mở bởi Word 2003. Nếu bạn tạo giá trị ở HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\11.0\Word\Options , cả 2 dạng file sẽ được mở bởi Word 2007/2010.

Tương tự với định dạng đuôi mở rộng của với Excel và PowerPoint.

Xử lý khi CorelDRAW mở 1 số file chậm





Trong quá trình sử dụng Corel, Bạn sẽ gặp 1 số trường hợp mở file rất chậm, mặc dù file đó rất nhỏ thậm chí chỉ mấy Kb, sau đây là 1 mẹo nhỏ để Bạn xử lý đối với những file trên:

B1: Bạn mở file đó bình thường, chờ load file xong. 
B2: bạn lưu lại file với định dạng đuôi là CMX rồi đóng tất cả cửa sổ lại
B3: Mở lại file có đuôi CMX vừa tạo đó và lưu lại với file CDR như đã mặc định.
------->OK

Bây giờ Bạn thử mở lại và kiểm tra xem thành quả. Có thể xóa file cũ đi và vĩnh biệt cảm giác chờ đợi khi mở file đó nhé!

Bạn nào không thỏa mãn và cần tìm hiểu sâu về lỗi chạy chậm trên CorelDRAW thì vào đây xem tiếp nhé!Chúc các Bạn có những trải nghiệm thú vị! Hãy chia sẻ nếu thấy hữu ích nhé và mong các Bạn vui lòng ghi rõ nguồn khi đưa bài từ Blog của mình nhé! Cảm ơn!
Tác giả: Ngọc Hiệp. Bài viết bản quyền của Blog http://ittxq.blogspot.com/

Tổng hợp phím tắt trong CorelDRAW

      Đối với người dùng chuyên nghiệp thì sử dụng thành thạo phím tắt là yêu cầu bắt buộc trong thiết kế. Nó thúc đẩy tốc độ làm việc, khả năng thích ứng với phiên bản cao và thể hiện được tính chuyên nghiệp, am hiểu trong công việc. Sau đây là tổng hợp các phím tắt thường xuyên sử dụng trong CorelDRAW:






"Ctrl+F2", Vie&w Manager," Mở cửa sổ xem

"Ctrl+F5",Graphic and Text St&yles," Mở cửa sổ kiểu văn bản và đồ thị (Graphic và text)

"Ctrl+F7", &Envelope," Mở cửa sổ gán hình

"Ctrl+F8", Con&vert," Biến văn bản nghệ thuật thành văn bản đoạn

"Ctrl+F9", &Contour," Mở cửa sổ tạo viền

"Ctrl+F11", Sym&bols and Special Characters," Mở cửa sổ ký hiệu

"Ctrl+F12", &Spell Check...," Mở kiển tra chính tả

"Ctrl+PgDn", Back O&ne," Đặt đối tượng xuống 1 lớp

"Ctrl+PgUp",Forward &One," Đặt đối tượng chọn lên một lớp

"Ctrl+Delete",Delete Word to Right,"Text Editing", Xóa từ bên phải văn bản

"Ctrl+NUMPAD2", Font Size Decrease,"Text Editing", Giảm cở chữ xuống co trước đó

"Ctrl+NUMPAD8", Font Size Increase,"Text Editing", Tăng cở chữ lên co kế tiếp

"Ctrl+NUMPAD6",Font Size Next Combo Size,"Text Editing", Tăng giảm gấp đôi phông

"Ctrl+NUMPAD4",Font Size Previous Combo Size,"Text Editing", Như Ctrl+Numpad6

"Ctrl+Insert", &Copy," Sao chép chọn lọc và đặt lại trên trang

"Ctrl+Shift+A", Sao chép thuộc tính từ đối tượng khác đến đối tượng được chọn

"Ctrl+Shift+D", Drop Cap,"Text Editing", Thêm hoặc bỏ tạo chữ hoa lớn đoạn văn bản

"Ctrl+Shift+Q", Convert Outline To Obj&ect," Biến đổi đường khung thành đối tượng

"Ctrl+Shift+T", E&dit Text...," Mở hộp thoại soạn thảo văn bản

"Ctrl+Shift+W",Font Weight List,"Text Editing", Danh sách phông sẳn có

"Ctrl+Shift+Z", R&edo %s," Đảo ngược lần cuối hủy thao tác

"Ctrl+A", Select all objects," Chọn tất cả các đối tượng

"Ctrl+C", &Copy," Sao chép vào bộ nhớ

"Ctrl+D", &Duplicate," Nhân bản đối tượng thêm lần nữa

"Ctrl+E", &Export...," Xuất khẩu bản vẽ ra định dạng khác

"Ctrl+E", Center,"Text Editing", Gióng hàng văn bản vào giữa

"Ctrl+G", &Group," Nhóm lại các đối tượng được chọn

"Ctrl+I", &Import...," Nhập khẩu đối tượng hoặc văn bản

"Ctrl+I", Italic,"Text Editing", Thay đổi văn bản kiểu nghiêng

"Ctrl+J", &Options...," Mở cửa sổ tùy chọn – Option CorelDRAW

"Ctrl+J", Full,"Text Editing", Gióng đều 2 bên văn bản

"Ctrl+K", &Break Apart,"Tách rời (phân rã) đối tượng đang chọn

"Ctrl+L", &Combine," Kêt hợp những đối tượng đang chọn

"Ctrl+L", Left,"Text Editing", Gióng hàng trái

"Ctrl+N", &New," Tạo bản vẽ mới

"Ctrl+M", Chuyển chế độ thêm và bỏ Bullet cho văn bản

"Ctrl+O", &Open...," Mở bản vẽ đã có

"Ctrl+P", &Print...," In bản vẽ

"Ctrl+Q", Con&vert To Curves," Chuyển đối tượng thành đường cong

"Ctrl+R", &Repeat %s," Lặp lại thao tác sau cùng

"Ctrl+R", Right,"Text Editing", Gióng hàng văn bản về phải

"Ctrl+S", &Save...," Lưu trữ nhanh

"Ctrl+T", &Format Text...," Mở cửa sổ định dạng thuộc tính văn bản

"Ctrl+U", &Ungroup," Rã các đối tượng được chọn

"Ctrl+U", Underline,"Text Editing", Kiểu văn bản gạch dưới

"Ctrl+V", &Paste," Dán nội dung sao chép vào bản vẽ

"Ctrl+Y", Chuyển đổi chế độ bắt dính đối tượng vào lưới

"Ctrl+W",Refresh &Window," Làm mới cửa sổ bản vẽ

"Ctrl+X", Cu&t," Cắt chọn lọc trong Shape Tool

"Ctrl+Z", &Undo Move," Phục hồi thao tác trước đó, hủy bỏ thao tác vừa làm

"Alt+Backspace", &Undo Move,"Giống như Ctrl+Z

"Alt+Enter", Hiển thị đặc tính đối tượng được chọn

"Alt+F3", &Lens," Mở cửa sổ thấu kính

"Alt+F4", E&xit," Ra khỏi CorelDRAW và nhắc lưu bản vẽ

"Alt+F7", &Position," Mở cửa sổ Position trong Tranformation

"Alt+F8", &Rotate," Mở cửa sổ xoay Rotation trong Tranformation

"Alt+F9", &Scale," Mở cửa sổ Scale – Mirror trong Tranformation

"Alt+F10", S&ize," Mở cửa sổ kích thước Size trong Transformation

"Alt+F12", Canh văn bản theo đường gốc

"Shift+F1", &What's This?," Giúp đở, Cái gì?

"Shift+F2", Zoom To &Selection," Phóng to đối tượng chọn

"Shift+F4", Zoom To &Page ," Hiển thị toàn bộ trang in được

"Shift+F9", Chuyển đổi 2 chế độ xem hình ảnh sử dụng sau cùng

"Shift+F11", Color," Mở hộp thoại màu áp đối tượng – Uniform Fill

"Shift+F12", Color," Mở hộp thọai màu phác thảo – Outline Color

"Shift+PgDn", To &Back," Đặt đối tượng chọn xuống lớp cuối cùng

"Shift+PgUp", To &Front," Đặt đối tượng chọn lên lớp trên hết

"Shift+Insert", &Paste," Dán nội dung sao chép chọn lọc vào văn bản

"Shift+Delete", Cu&t," Xóa chọn lọc đối tượng

"Delete", De&lete," Xóa đối tượng được chọn, Xóa ký tự bên phải văn bản

"PgDn", Next Page," Lui về trang tiếp theo và thêm trang

"PgUp", Previous Page," Tới trang trước và thêm trang mới

Linear,""Alt+F2", Kích thước trong Dimensions chưa tìm hiểu

Mesh Fill,""M", Làm đầy một đối tượng chưa tìm hiểu

"F2", Zoom One-Shot," Phóng to sau đó trả lại công cụ trước

"F3", Zoom &Out," Thu nhỏ dần bản vẽ

"F4", Zoom To &Fit," Phóng to đối tượng đầy khung

"F5", &Freehand," Mở chức năng vẽ trong tập hợp – Freehand

"F6", &Rectangle," Mở vẽ hình chữ nhật

"F7", &Ellipse," Mở vẽ hình ê-lip, Pie, Are

"F8", &Text," Công cụ chỉnh sửa văn bản text

"F9", &Full-Screen Preview," Xem trước toàn màn hình

"F10", Shape," Chỉnh sửa nút (node) đối tượng – Shape Tool

"F11",Fountain," Mở hộp thoại đối tượng màu – Fountain Fill

"F12",Pen," Mở hộp thọai bút phác thảo – Outline Pen

"A", &Spiral," Mở vẽ đường xoắn ốc Spiral trong Polygon

"B", Align Bottom," Sắp hàng các đối tượng được chọn xuống đáy

"C", Align Centers Vertically," Sắp vào trung tâm các đối tượng được chọn

"D", &Graph Paper," Mở vẽ hình caro trong tập hợp - Polygon

"E", Align Centers Horizontally," Sắp hàng ngang các đối tượng được chọn

"G", Fill," Làm đầy màu nhanh sau đó chọn màu và đối tượng

"H",Hand," Côn cu Pan kéo trang để xem

"I", Artistic Media," Vẽ nghệ thuật đường cong Preset trong Freehand

"L", Align Left," Sắp hàng trái các đối tượng được chọn

"N", Navigator," Mang lên trên cửa sổ cho phép địịnh hướng bất kỳ

"P", Center to Page," Sắp vào trung tâm các đối tượng được chọn

"R", Align Right," Sắp hàng phải các đối tượng được chọn

"T", Align Top," Sắp thẳng hàng trên đỉnh các đối tượng được chọn

"X", Eraser," Xóa bỏ Như Ctrl+X

"Y", &Polygon," Mở vẽ hình đa giác trong tập hợp - Polygon

"Z", Zoom One-Shot," Như F2


      Ngoài ra, CorelDRAW còn cho phép bạn tạo các phím tắt riêng theo ý muốn của mình, cách tạo như sau:
      Nhấn phím Ctrl- J --> Cutumization --> Command --> Shortcut key: Tại đây bạn chọn công cụ muốn đặt phím tắt,và gõ ký tự cần đặt cho công cụ đó vào hộp New Shortcut key sau đó nhấn Assign. Nếu muốn quay về các phím tắt Default thì bạn nhấn Reset all có một số công cụ không được liệt kê trong List,đó là các công cụ đặc biệt như: Combine, Trim, Weld...Thì làm như sau: bạn làm cho các công cụ đó xuất hiện trên thanh Properties, bây giờ bạn muốn công cụ nào được thêm vào List như bước 1 thì chọn công cụ đó trên Properties.